- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Mục tiêu chung:
Học phần này nhằm giúp sinh viên xác định được một lĩnh vực kinh tế thương mại quan tâm, tổng hợp các kiến thức lý thuyết đã học về kinh tế thương mại và xây dựng được một khung lý thuyết của lĩnh vực này bằng tiếng Pháp; áp dụng khung lý thuyết đã xây dựng vào phân tích một tình huống chuyên môn cụ thể của một doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho doanh nghiệp. Thời gian thực hiện viết khóa luận trong vòng 13 tuần.
Mục tiêu cụ thể: Học phần cung cấp cho sinh viên:
MT1: Kiến thức về ngôn ngữ Pháp, đặc biệt là hệ thống các thuật ngữ tiếng Pháp trong lĩnh vực kinh tế thương mại, kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại; kiến thức thực tế doanh nghiệp.
MT2: Kỹ năng tổng hợp các kiến thức lý thuyết kinh tế thương mại thuộc lĩnh vực lựa chọn bằng tiếng Pháp; kỹ năng thực hiện và mô tả các nhiệm vụ cụ thể được giao trong trong doanh nghiệp thực tập;
MT3: Xây dựng được giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực lựa chọn bằng tiếng Pháp trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề của doanh nghiệp;
MT4: Tính tự chủ trong xử lý công việc tại doanh nghiệp, trong thu thập, xử lý tài liệu liên quan phục vụ viết khóa luận; tính trách nhiệm trong công việc được giao tại doanh nghiệp và giảng viên hướng dẫn giao và trách nhiệm với kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận.
- NỘI DUNG HỌC PHẦN
Tuần
Nội dung hoạt động
Hình thức thực hiện
Đóng góp vào CLO
Thực hành nghề nghiệp/Trao đổi, thảo luận
Tự học, tự nghiên cứu (có hướng dẫn)
Viết khóa luận (có hướng dẫn)
Tuần 1 - 5
Thực tập doanh nghiệp;
200 giờ
50 giờ
0 giờ
1,2,3,6,7
Tuần 4
Xác định tên đề tài, xây dựng đề cương khóa luận
20 giờ
20 giờ
40 giờ
2,3,4,5,6,7
Tuần 5-7
Viết chương 1
60 giờ
60 giờ
90 giờ
2,3,4,5,6,7
Tuần 8-9
Viết chương 2
40 giờ
40 giờ
60 giờ
2,3,4,5,6,7
Tuần 10-12
Viết chương 3
60 giờ
60 giờ
90 giờ
2,3,4,5,6,7
Tuần 13
Viết phần Fiches Terminologiques et Documentations
20 giờ
20 giờ
40 giờ
2,3,4,5,6,7
Tổng cộng (giờ)
400 giờ
250 giờ
320 giờ
- PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
3.1. Đánh giá thường xuyên (20 %)
- Dựa vào đánh giá của doanh nghiệp thái độ làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của sinh viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp tại doanh nghiệp (10%).
- Dựa trên đánh giá của Người hướng dẫn khoa học tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên trong quá trình viết khóa luận (10%).
3.2. Đánh giá tổng kết (80%)
- Hình thức đánh giá: Sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu của khóa luận trước Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp trong thời gian không quá 20 phút. Sau đó, sinh viên trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng.
- Nội dung đánh giá:
- Đánh giá về hình thức, nội dung trình bày trong khóa luận;
- Đánh giá năng lực trình bày nói kết quả tóm tắt của khóa luận trong buổi bảo vệ;
- Đánh giá năng lực trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng trong buổi bảo vệ.
Quy định chung:
- Khóa luận có số trang vượt quá yêu cầu trên 10 trang bị trừ 25% số điểm
- Khóa luận giống nhau đến 50% trừ 1/2 số điểm;
- Khóa luận giống nhau trên 50% bị điểm 0 (không);
- Sinh viên nộp khóa luận chậm quá quy định dưới 01 tuần bị trừ 25% số điểm.
- Sinh viên không nộp, không được người hướng dẫn khoa học đồng ý cho nộp hoặc nộp muộn trên 01 tuần (nếu không có lý do chính đáng) đều bị điểm 0.
3.3 Các thành phần đánh giá
Thang điểm 10
Phần 1: Đánh giá của doanh nghiệp (1 điểm)
Doanh nghiệp đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp tại doanh nghiệp
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Nhận xét cụ thể
(nếu có)
CLO
1
Chấp hành kỷ luật, nội quy doanh nghiệp
0,2
7,8
2
Thái độ thực hiện nhiệm vụ
0,2
7,8
3
Kết quả thực hiện nhiệm vụ
0,5
1
4
Sáng tạo, cải tiến trong thực hiện nhiệm vụ
0,1
1
Phần 2: Đánh giá khóa luận bản viết (6 điểm)
TT
Tiêu chí
Điểm
tối đa
Nhận xét cụ thể
(nếu có)
CLO
1
Hình thức trình bày: tuân thủ các qui định của Nhà trường về font chữ, cách dòng, chừa lề, số trang, trình bày các bảng số liệu, tài liệu tham khảo...
0,5
7,8
2
Kết cấu của đề tài, nội dung các chương mục phù hợp với tên đề tài; Phương pháp nghiên cứu: Tên các phương pháp, việc áp dụng các phương pháp đã liệt kê trong bài viết, tính hợp lý khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
0,5
1,2
3
Nêu được cơ sở lý luận hoặc lý thuyết của vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, rõ ràng
1,0
1,2
4
Mô tả được thực trạng vấn đề nghiên cứu
1,0
1,3,4
5
Nêu được đề xuất rõ ràng, phù hợp.
1,0
6
Chất lượng ngôn ngữ : tiếng Pháp diễn đạt rõ ràng và đúng về ngữ pháp, chính tả
1,0
1,2,5,7,8
7
Phiếu thuật ngữ : Chất lượng thuật ngữ: thuật ngữ nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, là những thuật ngữ cơ bản gắn với lĩnh vực nghiên cứu. Chất lượng định nghĩa, câu, nhận xét và nguồn gốc tài liệu của thuật ngữ (Def, Phr, Notes, Références)
0,5
1,2
8
Phiếu thuật ngữ : Cách trình bày phiếu thuật ngữ rõ ràng, đầy đủ và đúng quy định của Khoa
0,5
1,2,7,8
Phần 3: Đánh giá của người hướng dẫn viết luận văn về chuyên cần, thái độ làm việc (1 điểm)
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Nhận xét cụ thể
(nếu có)
CLO
1
Thời hạn thực hiện nhiệm vụ được giao
0,5
7,8
2
Thái độ thực hiện nhiệm vụ được giao
0,5
7,8
Phần 4: Đánh giá năng lực trình bày nói kết quả tóm tắt của khóa luận trong buổi bảo vệ (2 điểm)
STT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Nhận xét cụ thể
(nếu có)
CLO
1
Nội dung trình bày: xúc tích, thể hiện tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài
0,5
1,6
2
Năng lực diễn đạt tiếng Pháp : lưu loát, đúng về phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp, từ vựng phù hợp ngữ cảnh.
0,5
1,5,6
1
Nội dung trình trả lời câu hỏi: xúc tích, thể hiện đúng yêu cầu câu hỏi của thành viên Hội đồng
0,5
1,6
2
Năng lực diễn đạt tiếng Pháp khi trả lời câu hỏi: lưu loát, đúng về phát âm, ngữ điệu, ngữ pháp, từ vựng phù hợp ngữ cảnh.
0,5
1,6
Tổng điểm
10