Frequently Asked Questions - Đăng ký học tín chỉ
Đăng ký học tín chỉ
Hiện nay, các chương trình đào tạo chính quy của Nhà trường đang vận hành theo hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bao gồm cả các chương trình đào tạo đặc biệt.
Đặc điểm chính của phương thức đào tạo này là:
- Cho phép sinh viên chủ động quyết định khối lượng học tập từng kỳ
- Cho phép sinh viên lựa chọn thời gian học tập phù hợp với khả năng cá nhân, phù hợp với thời khóa biểu (nguồn nhân lực giảng dạy, cơ sở vật chất) của Nhà trường và các điều kiện khác về khối lượng học tập theo quy chế
Khi trúng tuyển, sinh viên được phân vào một lớp hành chính nhất định. Ở năm học thứ nhất, Nhà trường sẽ sắp xếp khối lượng học tập cho sinh viên và phân công sinh viên vào học ở các lớp học phần mà đa phần là các học phần thuộc khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành.
Kết thúc năm thứ nhất, sinh viên có thể chủ động đăng ký học và không nhất thiết phải đăng ký học đúng với lớp hành chính mà mình đã được phân vào học.
Theo quy chế, có thể có nhiều hình thức đăng ký học khác nhau:
- Đăng ký trực tiếp bằng phiếu
- Đăng ký trực tuyến bằng việc ứng dụng các phần mềm hoặc các biểu mẫu
Tại Trường Đại học Ngoại thương, hiện nay áp dụng các hình thức đăng ký sau:
- Hình thức đăng ký học thông qua Portal quản lý giảng dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ tại địa chỉ https://ftugate.ftu.edu.vn đối với toàn bộ sinh viên
- Đăng ký học lại hoặc học cải thiện, học vượt trực tiếp (bằng phiếu đăng ký học) đối với sinh viên các chương trình tiên tiến và các chương trình đào tạo đặc biệt (nếu có). Lý do áp dụng hình thức đăng ký này cho các chương trình đặc biệt vì các chương trình này đa phần nộp học phí niên chế, được nhà trường sắp xếp thời khóa biểu đặc biệt, vì vậy sinh viên phải tự lựa chọn các lớp học cần thiết để học lại/cải thiện/ học vượt phù hợp với thời khóa biểu cá nhân và phài nộp học phí ngay khi đăng ký học
Không.
Với đặc thù của đào tạo chương trình tiên tiến, có sự tham gia giảng dạy của giảng viên nước ngoài, Nhà trường sẽ sắp xếp thời khóa biểu đặc biệt cho từng chương trình tiên tiến và sẽ đăng ký cho sinh viên vào các lớp phù hợp.
Vì vậy, về cơ bản, nếu sinh viên không có nguyện vọng khác thì sẽ tham gia học tập theo đúng lịch được phân bổ.
Trường hợp đặc biệt, sinh viên có nguyện vọng đăng ký học lại, học cải thiện học phần học bổ sung các học phần còn thiếu hoặc xin rút bớt các học phần đã được đăng ký thì phải sử dụng hình thức đăng ký bằng Phiếu đăng ký học (đăng ký trực tiếp).
Phiếu phải nộp về Phòng Quản lý đào tạo (Ban quản lý các chương trình tiên tiến, chất lượng cao) và sinh viên chỉ được phép tham gia lớp học khi (i) đã được Ban đồng ý và (ii) đã nộp học phí
Không.
Nếu sinh viên không đăng ký học, không có tên trong danh sách sinh viên của lớp học phần tín chỉ (đồng nghĩa với việc không nộp học phí) thì sẽ không được phép tham gia lớp học.
Có nhiều trường hợp sinh viên không đăng ký học mà tự động liên hệ với các Giảng viên để xin vào lớp học - đây là việc cá nhân giữa giảng viên và sinh viên (chấp nhận cho sinh viên học dự thính - sinh viên học để có thêm kiến thức ngoài chương trình đào tạo).
Trong trường hợp này, sinh viên sẽ không được thêm tên vào danh sách lớp chính thức, không có lịch thi và đồng nghĩa với việc không được ghi nhận kết quả học tập vào Bảng kết quả học tập cá nhân
Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ (áp dụng cho các Khóa 59 trở về trước) nêu rõ:
- Sinh viên xếp hạng học lực loại Yếu (có điểm TBCTL đến thời điểm đăng ký từ dưới 2.00/4.00 - thang 4): đăng ký tối thiểu 12 đến 18 tín chỉ cho các học phần học lần đầu
(Không giới hạn số lượng các học phần đăng ký học lại hoặc học cải thiện để tăng điểm TBCTL)
- Sinh viên xếp hạng học lực Bình thường (TBCTL đạt từ 2.00/4.00 trở lên): đăng ký tối thiểu 15 tín chỉ
Trong cả 2 trường hợp, sinh viên cần lưu ý: để được xem xét cấp các loại danh hiệu hoặc học bổng, sinh viên phải có số tín chỉ tích lũy lần đầu cho chương trình từ 15 tín chỉ trở lên, không tính các tín chỉ GDTC và GDQP
Có.
Trong trường hợp sinh viên có nguyện vọng, sinh viên có thể đăng ký thêm các học phần ngoài chương trình đào tạo để tích lũy thêm kiến thức, trong trường hợp lớp học phần còn chỗ trống và sinh viên có năng lực phù hợp để tham gia học tập.
Đăng ký vào các lớp học phần này, sinh viên phải tuân thủ đầy đủ nội quy, quy chế và các quy định của lớp học như các lớp học phần của chương trình đào tạo.
Nếu đủ điều kiện được dự thi, sinh viên được bố trí cho dự thi như sinh viên bình thường.
Kết quả học tập vẫn được ghi vào Bảng điểm với tư cách là 1 học phần dự thính hoặc được cấp giấy xác nhận kết quả học tập của học phần, tuy nhiên sẽ không tính vào Trung bình chung tích lũy và điểm này cũng không dùng để xét các loại danh hiệu, học bổng...
Đăng ký học lại áp dụng với các trường hợp đạt điểm F
Đăng ký học cải thiện áp dụng với các trường hợp đạt điểm D
Sinh viên các chương trình đào tạo thông thường sẽ đăng ký học lại hoặc học cải thiện như đăng ký các học phần học lần 1, trong cùng thời gian đăng ký đã được phân bổ.
Phòng Quản lý đào tạo không tổ chức 1 kỳ đăng ký riêng cho các học phần loại này.
Sinh viên thuộc chương trình tiên tiến đăng ký học lại hoặc học cải thiện học phần 1 tuần trước khi lớp học bắt đầu và đăng ký bằng Phiếu đăng ký học.
Sinh viên đăng ký học lại hoặc học cải thiện thành công sẽ tham gia lớp học bình thường, từ đầu, không phân biệt đó là học phần học lại/cải thiện hay học phần học lần 1.
Điểm của học phần học lại/cải thiện sẽ tính vào kỳ học lần thứ nhất, theo đó, hồ sơ của sinh viên sẽ được ghi nhận điểm của toàn bộ các lần học và điểm trung bình chung học tập/ trung bình chung tích lũy sẽ sử dụng điểm cao nhất trong tất cả các lần học của sinh viên.
Ví dụ:
Trong học kỳ 2 năm học 2020-2021, sinh viên bị điểm F học phần A
Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, sinh viên đăng ký học lại học phần A này và đạt điểm D (*)
Trong học kỳ 2 năm học 2021-2022, sinh viên đăng ký học cải thiện học phần A này và đạt điểm F (**)
Như vậy, điểm của học phần A tại (*) sẽ được công nhận vào học kỳ 2 năm học 2020-2021 và được công nhận vào điểm trung bình chung học tập, trung bình chung tích lũy chung
Tại (**) điểm F vẫn được ghi nhận vào Bảng điểm cá nhân của sinh viên, tuy nhiên do có điểm D tại (*) là điểm cao nhất trong tất cả các lần học, nên điểm D vẫn được công nhận vào Bảng điểm. Trong trường hợp này, nếu sinh viên lại tiếp tục đăng ký học phần A ở các kỳ tiếp theo thì được coi là đăng ký học cải thiện điểm D nói trên.
Đến khi sinh viên đạt được điểm từ C trở lên thì sẽ không được đăng ký học học phần này nữa
Học phần tự chọn là một nhóm các học phần, trong đó sinh viên phải lựa chọn một hoặc một số học phần trong nhóm đó để tích lũy được khối lượng tín chỉ tương ứng theo quy định của chương trình đào tạo.
Sinh viên không nhất thiết phải học tất cả các học phần tự chọn.
Ví dụ, trong 1 chương trình, ở nhóm tự chọn thứ nhất có 10 học phần, mỗi học phần có khối lượng là 3 tín chỉ và chương trình đào tạo quy định số lượng tín chỉ yêu cầu của nhóm thứ nhất là 6 tín chỉ.
Như vậy, sinh viên phải đăng ký học tối thiểu là 2 học phần (bất kỳ trong nhóm) để tích lũy được 6 tín chỉ.
Giả sử sinh viên đã học 2 học phần, 1 học phần A1 được D và 1 học phần A2 được F.
Trong trường hợp này:
- Sinh viên có quyền được đăng ký học cải thiện học phần A1
- Sinh viên có quyền lựa chọn:
(i) Đăng ký học lại chính học phần A2
(ii) Đăng ký học học phần A3 nào đó trong nhóm học phần tự chọn đó để tích lũy thêm 3 tín chỉ.
Nếu lựa chọn (i) - sinh viên học lại chính học phần A2 thì đến khi điểm của A2 đạt từ D trở lên, sinh viên được công nhận là hoàn thành khối lượng đăng ký cho nhóm tự chọn đó
Nếu lựa chọn (ii) - sinh viên đăng ký học thay thế A2 bằng A3 và A3 đạt D trở lên thì được công nhận là hoàn thành khối lượng yêu cầu.
Trong cả 2 trường hợp (i) và (ii), điểm của học phần A2 vẫn được ghi vào hồ sơ của sinh viên, và được xử lý như sau:
Nếu chọn (i), điểm của A2 ở lần học cao nhất sẽ tính vào trung bình chung học tập và trung bình chung tích lũy
Nếu chọn (ii), điểm F của A2 sẽ không được tính vào Trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào Trung bình chung học tập và vẫn được tính để xem xét 5% khối lượng tín chỉ phải học lại của toàn bộ chương trình đào tạo. Điểm của A3 sẽ được tính vào trung bình chung học tập và trung bình chung tích lũy của kỳ học đăng ký lần học đầu tiên
Có.
Giả sử chương trình quy định ở Nhóm tự chọn 1, gồm 10 học phần, mỗi học phần 3 tín chỉ và yêu cầu phải tích lũy 9 tín chỉ.
Như vậy, sinh viên phải đăng ký học và tích lũy được 3 học phần.
Ở kỳ 1, sinh viên đăng ký học học phần A1, được điểm D
Ở kỳ 2, sinh viên đăng ký học học phần A2, được điểm F
Ở kỳ 3, sinh viên đăng ký học học phần A3, được điểm B
Ở kỳ 4, sinh viên đăng ký học học phần A4, được điểm A
Như vậy, tính đến kỳ 4, sinh viên đã đăng ký và tích lũy đủ khối lượng kiến thức cho nhóm tự chọn 1, trong đó học phần tự chọn A2 đã được thay thế bằng 1 học phần khác.
Ở kỳ 5, sinh viên đăng ký học học phần A5, được điểm A.
Tại thời điểm đăng ký, do sinh viên đã đủ 9 tín chỉ của nhóm 1, nên học phần A5 sẽ được tính là học phần dự thính, không tính vào trung bình chung tích lũy và trung bình chung học tập của học kỳ và khóa học nhưng vẫn được ghi vào bảng điểm hoặc được cấp các xác nhận có liên quan.
Hệ thống quản lý sẽ tự động xử lý tính chất của học phần A5 cho phù hợp với các quy định có liên quan.
Không.
Nguyên tắc là: tại 1 khung thời gian nhất định, sinh viên chỉ được phép đăng ký và tham gia học duy nhất 1 lớp học phần.
Ví dụ:
Từ 10/01/2022 đến 10/04/2022, sinh viên đăng ký học học phần A1, ca học thứ 2, tiết (4-6) - học trực tiếp tại giảng đường
Từ 01/04/2022, có 1 lớp học phần A2 mà sinh viên muốn học, ca học thứ 2, tiết (4-6), trùng 1 buổi (buổi cuối của A1 và buổi đầu của A2) - học trực tuyến trên nền tảng MsTeams
Trong trường hợp này, sinh viên không được phép đăng ký học do bị trùng buổi - dù chỉ là 1 buổi.
Không được phép áp dụng nguyên tắc nghỉ không quá 25% số tiết trong trường hợp này.
Học phần chỉ được coi là đã đăng ký thành công khi sinh viên tiến hành đăng ký theo đúng hướng dẫn, kết quả đăng ký đã được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu của Hệ thống quản lý.
Trường hợp mới chỉ ghi danh vào lớp, nhưng chưa được Khóa chốt kết quả đăng ký, Hệ thống chưa ghi nhận thông tin đăng ký thì coi như là đăng ký không thành công và sinh viên không được phép tham gia lớp học.
Lưu ý: Hệ thống sẽ ghi nhận toàn bộ log hành vi của người dùng và có thể chỉ rõ người dùng đã đăng ký học phần vào thời điểm nào, có thông tin đăng ký thành công hay không, cũng như có thể chỉ ra địa chỉ ip của máy tính hoặc thiết bị mà người dùng sử dụng để thực hiện.
Thông thường, kết thúc mỗi đợt đăng ký học, Phòng Quản lý đào tạo sẽ công bố Danh sách sinh viên đã đăng ký thành công vào lớp học và Danh sách các lớp học phần tín chỉ mà sinh viên đã hủy chủ động. Nếu có tên trong DSSV đăng ký thành công, sinh viên sẽ được phép tham gia lớp học phần và phải trả học phí cho học phần đó.
Sinh viên có thể đăng ký hủy kết quả đăng ký (hủy lớp) nếu không có nguyện vọng tham gia lớp học hoặc vì lý do bất khả kháng, không thể tham gia lớp học.
- Đối với trường hợp thông thường, sinh viên được hủy kết quả đăng ký trong vòng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên bắt đầu của lớp học (theo quy chế). Hình thức thực hiện: tự thực hiện hủy lớp trực tuyến khi Nhà trường tổ chức đợt cho phép hủy lớp.
- Đối với các trường hợp bất khả kháng, do ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn bất ngờ dẫn đến không thể hoàn thành được nội dung yêu cầu, sinh viên cân nhắc hủy hoặc giữ lớp học.
+ Nếu lớp học đã tham gia được trên 80%, đã tham gia bài thi giữa kỳ thì nên giữ lớp học và trong trường hợp này, nên báo cáo với Giáo viên chủ nhiệm, Giảng viên giảng dạy lớp học để được tạo điều kiện học tập bằng hình thức phù hợp.
+ Nếu không có khả năng tham gia lớp học, sinh viên có thể làm đơn đề nghị xin hủy lớp, kèm theo các minh chứng về điều kiện bất khả kháng và gửi cho Phòng Quản lý đào tạo. Trên cơ sở minh chứng cụ thể, Phòng Quản lý đào tạo sẽ xem xét, quyết định cho phép sinh viên hủy lớp.
Thông thường, căn cứ vào chương trình đào tạo, sau khi công bố Kế hoạch mở lớp học phần theo từng chương trình đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo sẽ tiến hành xây dựng Thời khóa biểu trong đó có nội dung ghi chú đối tượng được phân bổ tham gia học.
Sẽ có những học phần cho 1 nhóm đối tượng sinh viên thuộc 1 hoặc nhiều ngành đăng ký.
- Đây là:
+ cơ sở để kiểm tra số lượng lớp cần mở cho phù hợp.
+ gợi ý cho sinh viên đăng ký học đủ các học phần theo từng kỳ, và nếu chỉ đăng ký đúng, đủ các học phần theo từng kỳ/ giai đoạn (đảm bảo điều kiện tiên quyết) thì sinh viên sẽ ra trường đúng trong thời gian chuẩn thiết kế cho chương trình đào tạo là 04 năm
- Đây không phải là:
+ bắt buộc sinh viên phải học đúng theo danh sách
+ chỉ báo cụ thể để ghi rõ lớp đó của đối tượng nào và như vậy, bất cứ sinh viên nào có nguyện vọng vẫn có thể tham gia lớp học nếu đủ điều kiện và lớp học còn chỗ trống.
Trên thực tế, trong 1 học kỳ có thể tổ chức nhiều đợt đăng ký khác nhau. Tuy nhiên, đợt tổ chức đăng ký đầu tiên sẽ được coi là đợt đăng ký chính thức vì nhiều lý do:
Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh viên, Nhà trường sẽ có kế hoạch điều chỉnh thời khóa biểu và đặc biệt là số lượng sinh viên tham gia lớp học.
Thứ hai, sau đợt đăng ký chính thức, các đợt tiếp theo chỉ là các đợt đăng ký bổ sung, hủy lớp để cho sinh viên có thể điều chỉnh lớp học theo nguyện vọng cá nhân.
Nhiều trường hợp sinh viên chỉ ưu tiên đăng ký trong ngắn hạn, ở đợt đăng ký thứ nhất, sinh viên chỉ đăng ký học cho giai đoạn 1 và chờ đợi đợt đăng ký tiếp theo của giai đoạn 2 rồi mới đăng ký tiếp dẫn đến việc lớp học của giai đoạn 2 hoặc các lớp học bắt đầu muộn sẽ không có đủ số lượng sinh viên đăng ký.
Trong trường hợp này, để đảm bảo có thể tổ chức đào tạo thì Phòng Quản lý đào tạo rà soát và hủy đi các lớp không đủ sinh viên đăng ký để có thể duy trì lớp.
Điều này sẽ dẫn đến:
+ Sinh viên đã đăng ký thành công vào lớp sẽ không còn lớp học
+ Sinh viên chưa đăng ký lớp học sẽ không có lớp để đăng ký vì lớp đã bị hủy
Vì vậy, trong đợt đăng ký đầu tiên:
+ Cần chuẩn bị nhiều hơn 1 phương án đăng ký học tập
+ Đăng ký đủ các học phần có mong muốn học
Trên thực tế, khi phân bổ kế hoạch đăng ký, trong 1 phiên đăng ký, Phòng Quản lý đào tạo không bố trí quá 1.000 sinh viên được phép vào hệ thống để đăng ký, trong khi mức chịu tải tối đa của hệ thống có thể đạt nhiều hơn mức 2.000 sinh viên/ phiên đăng ký.
Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký, có nhiều tình huống phát sinh, có thể liệt kê cụ thể một số trường hợp:
1. Sinh viên không có kế hoạch phù hợp và không có phương án đăng ký thay thế, vì vậy, khi đến phiên đăng ký học, lớp học phần đã hết chỗ trống
2. Sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí và bị khóa tài khoản
3. Sinh viên đang trong tình trạng bảo lưu và chưa làm thủ tục quay lại học tập phù hợp và tài khoản ở trạng thái không được đăng ký, chỉ được xem thông tin
4. Sinh viên sử dụng các loại tools đăng ký tự động và hệ thống phát hiện, tự động khóa tài khoản
5. Sinh viên KHÔNG đăng ký trực tuyến và muốn được ưu tiên đăng ký bằng Phiếu trực tiếp để vào các lớp mình muốn hoặc sinh viên chờ có phân công giảng viên rồi mới lựa chọn đăng ký
6. Sinh viên đăng ký bằng điện thoại di động trong khi thông tin lớp học quá nhiều, dẫn đến tick nhầm vào các lớp
7. Sinh viên đăng ký ra/ vào lớp (đăng ký - hủy lớp - đăng ký lại chính lớp đã hủy) quá nhiều, nhưng chỗ trống do hủy lớp đã được sinh viên khác đăng ký hợp lệ
...
Vì vậy, trước khi tiến hành đăng ký, sinh viên cần
1. Xem kỹ chương trình đào tạo để biết được điều kiện tiên quyết của học phần
2. Chuẩn bị nhiều phương án đăng ký để có thể thay thế khi các lớp học phần có nguyện vọng tham gia học bị hết chỗ
3. Đăng ký đúng thời gian quy định
4. Nộp đủ học phí trước khi đăng ký
5. Làm đầy đủ thủ tục để được tham gia học tập như một sinh viên bình thường
Về nguyên tắc, sau khi đăng ký, Cố vấn học tập sẽ xem xét nguyện vọng và:
- Phê duyệt nếu đủ điều kiện
- Từ chối nếu không đủ điều kiện hoặc đăng ký vượt quá năng lực học tập
Tuy nhiên, do Hệ thống đã tự đặt các điều kiện rà soát, vì vậy, Cố vấn học tập sẽ thông qua Hệ thống để xem xét và phê duyệt nguyện vọng của sinh viên.
Kết thúc quá trình đăng ký, để đảm bảo có đầy đủ thông tin và tham gia học tập đầy đủ, sinh viên cần:
- Theo dõi các thông tin về lớp học phần đã đăng ký
- Theo dõi thông báo của Phòng Quản lý đào tạo về việc hủy hoặc duy trì lớp học
- In bản kết quả đăng ký (Phiếu đăng ký) - VÀO NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỢT ĐĂNG KÝ, ký và nộp cho lớp trưởng lớp hành chính 01 bản, chủ động lưu 01 bản để thực hiện và làm minh chứng trong trường hợp cần thiết
- Tính toán mức học phí cần phải nộp và nộp học phí theo yêu cầu
Thời gian nộp học phí hàng năm:
Đối với học kỳ 1: nộp trước 30.11
Đối với học kỳ 2: nộp trước 30.05
Đối với học kỳ Hè: nộp trước khi học và/hoặc không muộn hơn 1 tuần kể từ khi bắt đầu lớp học