Sidebar

Magazine menu

17
Fri, May

TAN204 - Nói 2 (Speaking 2)

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 
  1. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học phần Nói 2 với thời lượng 3 tín chỉ được thiết kế cho sinh viên đã hoàn thành xong học phần Nói 1. Như vậy, trước khi bắt đầu môn học, sinh viên đã có năng lực nghe-nói tiếng Anh ở trình độ B2+/C1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu hay bậc 4+/5 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần cũng giúp sinh viên tiếp tục phát triển, củng cố các kỹ năng Nói và mở rộng vốn từ để đạt năng lực tiếng Anh C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu (hay bậc 5 trong Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT).

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ liên quan đến các hình thức hội họp. Khóa học được chia thành 8 bài, mỗi bài đề cập đến các giai đoạn chính trong các cuộc họp từ việc chuẩn bị đến việc đưa ra quyết định và các công việc triển khai nhằm giúp người học không chỉ phát triển được khả năng ngôn ngữ mà còn có được sự tự tin giao tiếp trong các tình huống khác nhau. Kết thúc khóa học sinh viên sẽ có kỹ năng cần thiết để đóng vai trò tích cực trong hầu hết các hình thức hội họp, sẵn sàng tham gia vào môi trường làm việc thực tế. 

 

  1. NỘI DUNG HỌC PHẦN

 

Buổi

Nội dung

Phân bổ thời gian

Đóng góp vào CLO

Giảng dạy trên lớp


Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế 


(3)


Tự học, chuẩn bị có hướng dẫn


(4)

Lý thuyết (thuyết giảng)

(1)

Thực hành, thảo luận

(2)

1

Giới thiệu chương trình:

mục tiêu, yêu cầu, đánh giá. 

Unit 1 Why are we here?

- Part 1: Communication skills: key features of an effective meeting

1

2

3

4

1,2,3,5,6

2

Unit 1 (cont)

- Part 2: Language knowledge: discussing and evaluation meetings

- Part 3: Meeting Practice: Calling a meeting

1

2

3

4

1,2,3,5,6

3

Unit 2

Where do we start?

- Part 1: Communication skills: how to open a meeting

- Part 2: Language knowledge: opening a meeting

1

2

3

4

1,2,3,5,6

4

Unit 2 (cont)

- Part 3: Meeting practice: opening a meeting

1

2

3

4

1,2,3,5,6

5

Unit 3 Where are we going?

- Part 1: Communication skills: how to control the direction of a meeting

- Part 2: Language knowledge: linking items and ideas

- Part 3: Meeting practice: structuring a meeting

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

6

Unit 4 Your views count 

- Part 1: Communication skills: how to interrupt, and hold the floor 

- Part 2: Language knowledge: interrupting and finishing a point

2

2

3

4

1,2,3,4,5,6

7

Midterm test

 

2

3

4

1,2,3,4,5,6

8

Unit 4 (cont)

Part 3: Meeting practice: presenting arguments and interrupting

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

9

Unit 5 Keeping to the point

- Part 1: Communication skills: focusing on essentials, active listening techniques

- Part 2: Language knowledge: questioning and clarifying

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

10

Unit 5 (cont)

- Part 3: Meeting practice: questioning techniques for specific information

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

11

Unit 6 What’s the idea?  

- Part 1: Communication skills: eliciting ideas, managing interruptions and dominant speakers

- Part 2: Language knowledge: asking for, giving, and commenting on opinions

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

12

Unit 6 (cont)

- Part 3: Meeting practice: Participating in a brainstorming meeting

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

13

Unit 7 Making decisions 

- Part 1: Communication skills: obtaining consensus and making difficult decisions 

- Part 2: Language knowledge: agreement and disagreement, recommendations

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

14

Unit 7 (cont)

- Part 3: Meeting practice:

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

15

Unit 8 What’s next? 

- Part 1: Communication skills: How to end a meeting

- Part 2: Language knowledge: summarizing, clarifying, and closing

- Part 3: Meeting practice: organizing and participating in a full-length meeting

1

2

3

4

1,2,3,4,5,6

Tổng cộng (giờ)

15

30

45

60

 

 

  1. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Thang điểm: 10

- Các thành phần đánh giá: 

Hình thức

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

CLO

Trọng số

Đánh giá quá trình

    

Chuyên cần

- Đánh giá bằng điểm danh.

- Trả lời câu hỏi, bài tập về nhà. 

Số lần có mặt trên lớp + trả lời câu hỏi, bài tập về nhà. (Mỗi lần không thực hiện bài tập về nhà coi là vắng 01 buổi học) 

1,2

10%

Kiểm tra giữa kỳ

Đánh giá khả năng:

  • Nội dung: Sinh viên tự thiết kế tổ chức một cuộc họp trong môi trường kinh doanh dựa trên các thông tin gợi ý tình huống mà giáo viên đưa ra.
  • Hình thức: Thi nói. Tổ chức một cuộc họp theo nhóm và thực hiện phần mở đầu cuộc họp.
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Nội dung: (mục tiêu rõ ràng, đủ các thành phần khai mạc một cuộc họp, không khí cuộc họp vui vẻ và kết thúc rõ ràng) 3 điểm

+ Kỹ năng hội họp

4 điểm

+ Ngôn ngữ: 3 điểm

1,2,3,4,5,6

30%

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

  • Nội dung: Giáo viên sẽ phát 1 đề chung cho cả lớp chuẩn bị về tình huống của cuộc họp. Nội dung sẽ liên quan tới một tình huống trong môi trường kinh doanh, thương mại. Thông tin tình huống bao gồm : tên công ty, vai trò các thành viên tham gia, lý do và mục đích, kết quả cần đạt được, thời lượng,… 
  • Hình thức: Thi nói. Tổ chức một cuộc họp theo nhóm và thực hiện đầy đủ quy trình họp (mở đầu, diễn biến, kết thúc).

  • Tiêu chí đánh giá:

+ Nội dung: (mục tiêu rõ ràng, các ý được trình bày logic, hợp lý, nhất quán, không khí cuộc họp vui vẻ và kết thúc rõ ràng) 3 điểm

+ Kỹ năng hội họp 4 điểm

+ Ngôn ngữ: 3 điểm

1,2,3,4,5,6,7

60%

       

Tổng

100%



Đánh giá 

Tiêu chí

Điểm

10 - 8.5

Điểm

8.4 - 7.0

Điểm

6.9 - 5.5

Điểm

5.4 - 4.0

Điểm

4.0 - 0

Nội dung

Trình bày đầy đủ sinh động các bước của cuộc họp như đã được học.

Demo đủ và sinh động các tình huống có thể xảy ra trong cuộc họp.

Trình bày đầy đủ các bước của cuộc họp như đã được học.

Demo đủ các tình huống có thể xảy ra trong cuộc họp.

Trình bày đầy đủ các bước của cuộc họp như đã được học.

Demo thiếu 1 hoặc 2 tình huống có thể xảy ra trong cuộc họp.

Trình bày thiếu các bước của một cuộc họp như đã được học.

Demo thiếu một số các tình huống có thể xảy ra trong cuộc họp.

Không thực hiện cuộc họp theo các bước đã được học.

Không demo hoặc thiếu nhiều các tình huống có thể xảy ra trong cuộc họp.

Kỹ năng hội họp

Trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết (bản trình chiếu, chương trình nghị sự, văn bản tài liệu) làm tăng chất lượng nội dung.

Thái độ và cách giao tiếp trong họp khéo léo, lịch thiệp. Xử lý linh hoạt khi có tình huống.

Trình bày tự tin. Biết sử dụng các phương tiện liên kết (bản trình chiếu, chương trình nghị sự, văn bản tài liệu), nhưng mắc một số lỗi nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.

Thái độ và cách giao tiếp trong họp đôi chỗ chưa hợp lý xong biết cách xử lý.

Có sử dụng các phương tiện liên kết (bản trình chiếu, chương trình nghị sự, văn bản tài liệu), nhưng mắc một số lỗi có thể ảnh hưởng đến nội dung.

Thái độ và cách giao tiếp trong họp đôi chỗ chưa hợp lý.

Có sử dụng các phương tiện liên kết (bản trình chiếu, chương trình nghị sự, văn bản tài liệu), mắc nhiều lỗi ảnh hưởng đến nội dung.

Không quan sát  hoặc không kết hợp với thành viên khác trong nhóm.

Không sử dụng phương tiện liên kết cho cuộc họp (bản trình chiếu, chương trình nghị sự, văn bản tài liệu).

Không quan sát  hoặc không kết hợp với thành viên khác trong nhóm.

Ngôn ngữ

Nói trôi chảy, mạch lạc, phát triển chủ đề một cách đầy đủ và thích hợp.

Sử dụng từ vựng linh hoạt và chính xác với chủ đề đang họp.

Sử dụng đầy đủ các cấu trúc câu thích hợp. 

Phát âm thể hiện đặc điểm giọng nói bản ngữ như trọng âm câu, trọng âm từ; chuẩn xác, dễ nghe.

Nói trôi chảy chỉ thỉnh thoảng do dự liên quan đến nội dung và chỉ hiếm khi tìm kiếm ngôn ngữ, phát triển chủ đề đầy đủ.

Nguồn từ vựng phong phú và linh hoạt để truyền đạt chính xác.

Dùng nhiều loại cấu trúc linh hoạt, các câu không có lỗi, nếu có thì chỉ là lỗi không cơ bản.

Thể hiện được đặc điểm phát âm của tiếng Anh; nói có trọng âm từ, dễ nghe.

Nói câu dài một cách thoải mái, đôi khi có ngập ngừng. 

Dùng nguồn từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nội dung họp, đa dạng cách diễn đạt hiệu quả.

Dùng một số các cấu trúc phức tạp, còn một số lỗi ngữ pháp.

Có phát âm từ sai, không phân biệt được trọng âm từ.

Nói được ít câu dài và câu phức tạp. Đôi khi phải dừng lại để tìm từ.

Nguồn từ vựng hạn chế khi thể hiện ý kiến trong cuộc họp.

Không dùng được cấu trúc câu phức tạp, có lỗi ngữ pháp.

Nhiều từ phát âm sai, nói thiếu trọng âm từ và câu.

Phần lớn dùng câu đơn. Nhiều lần ngừng nói để tìm từ.

Rất thiếu từ để tham gia bàn luận.

Chỉ dùng cấu trúc câu đơn giản.

Nhiều từ phát âm sai, nói thiếu trọng âm từ và câu.

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

14187868
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
3172
12390
51616
14066797
177973
298110
14187868

Địa chỉ IP: 3.143.111.233
2024-05-17