1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần này tạo cơ hội cho sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã thu nhận được từ nhà trường vào thực tiễn; giúp sinh viên cọ sát với thực tiễn làm việc tại các cơ quan nhà nước, pháp chế doanh nghiệp, văn phòng và công ty luật, cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế; nhận thức rõ về nghề nghiệp, lĩnh vực công tác sau khi tốt nghiệp; củng cố các kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với công việc phù hợp với chuyên ngành pháp luật thương mại quốc tế; giúp sinh viên nhận thức rõ những thiếu sót về kiến thức, kỹ năng của bản thân để tiếp tục tích lũy, hoàn thiện trong các kỳ học tiếp theo tại trường; giúp sinh viên chuẩn bị để thực hiện học phần tốt nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Thời gian
Nội dung công việc
Đóng góp vào CLO
Sinh viên
Giảng viên
Trước khi đi thực tập
- Liên hệ, đăng ký thực tập với đơn vị dự kiến sẽ thực tập;
- Kê khai các thông tin về đơn vị sẽ thực tập với Phòng Quản lý Đào tạo theo sự hưỡng dẫn của Phòng Quản lý Đào tạo
- Giới thiệu một số vị trí và đơn vị cho học phần TTGK của sinh viên
3,6
Tuần thứ nhất
- Hiểu rõ những nội dung và yêu cầu của học phần TTGK.
- Hướng dẫn sinh viên nắm rõ nội dung và yêu cầu của học phần TTGK.
3,6
Tuần thứ 2
- Liên lạc với đơn vị thực tập.
- Hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của đơn vị nhận thực tập.- Giảng viên có thể hỗ trợ và định hướng cho sinh viên
3,6
Tuần thứ 3
- Lập kế hoạch thực tập
- Chọn đề tài/lĩnh vực mình muốn thực tập (có cân nhắc đến thời gian hoàn thành và phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu của học phần)
- Viết và nộp đề cương chi tiết- Hướng dẫn sinh viên chọn đề tài
- Hướng dẫn viết đề cương chi tiết
- Chỉnh sửa và thông qua đề cương chi tiết.3,4,6
Tuần thứ 1-5
- Sinh viên đến làm việc thực tế tại đơn vị thực tập và phải thực hiện các công việc mà đơn vị thực tập giao
- Sinh viên phải quan sát, tìm hiểu các hoạt động thực tế có liên quan chủ đề thực tập; phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan; thu thập thông tin và dữ liệu chuẩn bị cho việc viết Báo cáo TTGK.
- Liên hệ với giảng viên hướng dẫn để trao đổi các nội dung trong Báo cáo TTGK.- Kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên.
- Trao đổi và hướng dẫn sinh viên các vấn đề liên quan đến thực tập và viết Báo cáo TTGK.3,4,5,6
Tuần thứ 5
- Chỉnh sửa và hoàn thiện Báo cáo TTGK
- Kiểm tra nội dung Báo cáo TTGK
1,2,4,5
Tuần sau khi đi thực tập
- Gửi Báo cáo TTGK đến cơ quan thực tập xin xác nhận
- Nộp Báo cáo TTGK cho Khoa
- Kiểm tra tiến độ thực hiện
6
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm: 10.
- Các thành phần đánh giá:
3.1. Đánh giá thường xuyên:
- Không
3.2. Đánh giá định kỳ
Hình thức
Tỷ lệ
Hình thức trình bày
10%
Kết cấu bài báo cáo
10%
Nội dung báo cáo
40%
Thái độ
20%
Ý kiến phản hồi của đơn vị thực tập
20%
7.3. Tiêu chí đánh giá
- Hình thức Báo cáo TTGK: Thực hiện đúng các yêu cầu về trình bày, trình bày cẩn thận, rõ ràng
- Kết cấu Báo cáo: Phân bổ hợp lý số trang giữa các chương. Có tính hệ thống và liên kết cao giữa các nội dung trong báo cáo.
- Nội dung Báo cáo TTGK:
- Số liệu phong phú, cập nhật, thích hợp cho nội dung báo cáo
- Phân tích, lập luận sắc sảo, có cơ sở rõ ràng, tin cậy.
- Thái độ được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn
- Sinh viên nộp Báo cáo TTGK trễ sẽ bị trừ điểm.
- Sinh viên không liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực tập, không có đề cương chi tiết hoặc đề cương chưa được giảng viên hướng dẫn thông qua sẽ nhận điểm 0.
- Ý kiến phản hồi của đơn vị thực tập được xác định dựa vào nhận xét của đơn vị thực tập với 5 tiêu chí là tác phong, thái độ, khả năng tiếp cận công việc, khả năng thực hiện công việc và ý nghĩa của các vấn đề được trình bày trong Báo cáo TTGK đối với đơn vị thực tập.