Sidebar

Magazine menu

18
Thu, Apr

Giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học năm 2021: Phần 2 - Hướng dẫn kê khai hồ sơ

Hướng dẫn đăng ký HSXT

User Rating: 1 / 5

Star ActiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 
 
stt   Nội dung quan tâm   Nhà trường trả lời   Xem thêm hướng dẫn
   

Thí sinh kê khai hồ sơ Phương thức xét tuyển riêng [?] ở đâu?

Thí sinh muốn làm hồ sơ viết tay thay cho hồ sơ trực tuyến được không?

 

 -Đối với Phương thức xét tuyển riêng [?] Nhà trường tổ chức cho thí sinh đăng ký và kê khai hồ sơ online tại Hệ thống xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ https://tuyensinh.ftu.edu.vn

Thí sinh tạo tài khoản, thực hiện kê khai và đăng ký các nguyện vọng xét tuyển theo hướng dẫn của Hệ thống [?] . Trường hợp gặp khó khăn trong quá trình đăng ký xét tuyển, Nhà trường sẽ có nhiều phương án để hỗ trợ triệt để cho thí sinh.

Thí sinh không sử dụng bất kỳ biểu mẫu nào khác để xét tuyển [?].

Trường hợp không sử dụng đúng mẫu Phiếu đăng ký [?] do  Nhà trường công bố, hồ sơ của thí sinh được coi là không hợp lệ và không đủ điều kiện xét tuyển.

Như vậy, thí sinh cũng không thể sử dụng hồ sơ viết tay/ điền tay khi xét tuyển.

 

Phương thức 1: Quy trình đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển

Phương thức 2: Quy trình đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển

Phương thức 3: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ

Phương thức 5: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ

             
    Thí sinh tạo tài khoản trong hệ thống tuyển sinh thế nào   

Hệ thống xét tuyển trực tuyến [?] cho phép thí sinh tạo và sử dụng tài khoản qua các bước chính sau đây:

1. Tạo tài khoản:

- truy cập Hệ thống xét tuyển trực tuyến

- lựa chọn tính năng Đăng ký [?] kê khai thông tin theo yêu cầu

- thực hiện xác nhận bằng cách truy cập email cá nhân và lựa chọn Xác nhận tạo tài khoản

- quay lại hệ thống để tiếp tục kê khai các thông tin theo yêu cầu

2. Sử dụng tài khoản: thí sinh tự bảo quản, bảo mật và sử dụng tài khoản trong suốt quá trình đăng ký xét tuyển.

Trong trường hợp cần thiết, Nhà trường sẽ gửi các thông tin quan trọng cho thí sinh vào địa chỉ email chính của thí sinh thông qua Hệ thống xét tuyển trực tuyến [?]

3. Trường hợp quên mật khẩu, cần mở khóa tài khoản do nhầm lẫn... thí sinh có thể yêu cầu cấp lại mật khẩu và Hệ thống xét tuyển trực tuyến [?] sẽ xử lý, thông báo cho thí sinh qua email

   
             
    Trường hợp đã đăng ký thử theo thông báo của Nhà trường thì có phải kê khai lại không   

Trường hợp trước đây, thí sinh đã đăng ký, tạo tài khoản xét tuyển tại Hệ thống xét tuyển trực tuyến [?] và các thông tin này đã chính xác, thí sinh có thể lựa chọn tính năng "Đã có tài khoản" để khôi phục lại toàn bộ dữ liệu đã khai trước đây.

Khuyến cáo: Thí sinh cần kiểm tra lại kỹ các thông tin đã khai trước đây, tránh nhầm lẫn.

Trong cả 2 trường hợp kê khai mới hoặc đã có tài khoản, Nhà trường chỉ đồng ý tiếp nhận và coi là hợp lệ các hồ sơ in Phiếu đăng ký xét tuyển trong thời gian đăng ký xét tuyển chính thức thông qua Hệ thống trong thời gian đăng ký chính thức theo Thông báo của Nhà trường [?]

   
             
    Thí sinh nên sử dụng địa chỉ email và điện thoại nào? có thể dùng email và số điện thoại của Bố/Mẹ hay không?  

Thí sinh nên sử dụng địa chỉ email để đăng ký tài khoản.

Nhà trường khuyến khích thí sinh dùng địa chỉ email cá nhân thường dùng và số điện thoại di động cá nhân trong quá trình kê khai đăng ký để thuận tiện/ nhanh chóng trong quá trình liên lạc, gửi và nhận thông tin giữa Nhà trường và thí sinh

Trước khi đăng ký, nên kiểm tra kỹ lại email này (đăng nhập, mật khẩu...)

Tương tự như vậy với địa chỉ thường trú: Thí sinh kê khai thông tin địa chỉ thường trú của cá nhân, không nên kê khai địa chỉ của Trường phổ thông vì Nhà trường ưu tiên sử dụng các ứng dụng số [?] trong quá trình hỗ trợ/ gửi/ nhận thông tin cho thí sinh.

Địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ thường trú của Bố/Mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp (nếu có[?]) cũng nên được kê khai đầy đủ, chính xác để có thêm thông tin cần thiết khi liên hệ với thí sinh

   
             
    Tại sao lại phải kê khai thông tin Số thể bảo hiểm y tế học sinh?  

Đây là 1 thông tin tham khảo quan trọng để kiểm tra khi thí sinh liên hệ với các bộ phận tuyển sinh để yêu cầu hỗ trợ khi gặp khó khăn khi sử dụng Hệ thống xét tuyển trực tuyến [?] 

Ngoài ra, theo các Quy định của Nhà nước [tham khảo ?], tham gia bảo hiểm y tế học đường là bắt buộc đối với tất cả học sinh - sinh viên

Khi thí sinh trúng tuyển, các Nhà trường sẽ tiếp nhận, chuyển đổi thẻ của thí sinh [Thẻ HS [?]] thành thẻ của Sinh viên thông qua mã này

   VSSiD
             
    Trường hợp bị mất chứng minh thư, đang làm lại và không có số CMTND thì làm thế nào  

Đây là thông tin bắt buộc phải khai khi tham gia xét tuyển các Phương thức xét tuyển riêng [?] của Nhà trường. Tuy nhiên, nếu thí sinh chưa có số CMTND/CCCD, thí sinh có thể sử dụng 1 trong các mã số/ ký hiệu (bao gồm cả phần số và phần chữ)

- Số hộ chiếu

- Số thẻ Bảo hiểm y tế 

- Mã số định danh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp để tham gia kỳ thi THPT năm 2021

để thay thế.

Lưu ý: trường hợp dùng số thay thế, thí sinh ghi lên Góc trên/ bên phải của Phiếu đăng ký [?] xét tuyển thông tin: thay thế số CMTND/CCCD bằng <loại số thay thế> để tiện trong quá trình theo dõi, bổ sung thông tin sau này

   
             
    Nếu hiện tại chưa có học bạ đầy đủ thì làm thế nào  

- Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021:

+ Đợt xét tuyển thứ nhất [?]: thí sinh có thể sử dụng 1 trong các loại giấy tờ: học bạn (bản công chứng) có điểm của 5 học kỳ hoặc Giấy chứng nhận điểm học tập các học kỳ do các Trường phổ thông cấp

+ Đợt xét tuyển thứ 2 [?]: thí sinh đã có đầy đủ học bạ và nộp bản công chứng học bạ (đầy đủ) hoặc Giấy chứng nhận điểm do trường THPT cấp - đầy đủ các kỳ

- Đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước: trong cả 2 đợt xét tuyển, thí sinh nộp bản công chứng học bạ (đầy đủ) hoặc Giấy chứng nhận điểm do trường THPT cấp - đầy đủ các kỳ (nếu thất lạc học bạ, và phải nộp bản học bạ đầy đủ để đối chiếu sau khi trúng tuyển, khi Nhà trường có yêu cầu

   
             
    Thí sinh tham gia Phương thức 5 có nhất thiết phải có học bạ đầy đủ 6 kỳ và Bằng tốt nghiệp THPT hay không?   

- Thí sinh tốt nghiệp năm 2021, có điểm Đánh giá năng lực của ĐHQG năm 2021:

+ Tham gia Đợt xét tuyển thứ nhất [?]: chỉ cần học bạ có 5 kỳ

+ Tham gia Đợt xét tuyển thứ 2 [?] (nếu có): phải có học bạ đầy đủ

- Thí sinh tốt nghiệp các năm trước đó, có điểm Đánh giá năng lực của ĐHQG năm 2021: phải có học bạ đầy đủ ở tất cả các đợt xét tuyển

   
             
    Tại sao lại phải nộp Giấy chứng nhận học sinh hệ chuyên cho Nhà trường  

Đề án tuyển sinh năm 2021 của Nhà trường xác định rõ thí sinh là học sinh lớp chuyên của Trường chuyên, hoặc lớp chuyên của các Trường trọng điểm, các Trường được phép đào tạo thí sinh chuyên/ năng khiếu theo quy định tại Thông tư Số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên [?] và dành riêng chỉ tiêu tuyển sinh ở một số  Phương thức xét tuyển riêng [?] cho nhóm đối tượng này.

Vì vậy, để đảm bảo tuyển đúng thí sinh là học sinh chuyên, thí sinh bắt buộc phải nộp Giấy này [?] để được hưởng quyền lợi.

  Mẫu<<<
             
    Khi kê khai hồ sơ, có thể khai bao nhiêu nguyện vọng  

Nhà trường không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký của thí sinh theo từng Phương thức và không giới hạn số phương thức đăng ký tham gia xét tuyển.

Vì vậy, thí sinh có thể đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, miễn là đáp ứng được điều kiện của Phương thức

   
             
    Trường hợp thí sinh muốn học Chương trình tiêu chuẩn chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, thí sinh kê khai cả Phương thức 1 và Phương thức 5 được không?  

Thí sinh đáp ứng được điều kiện của Phương thức nào thì có thể đăng ký theo Phương thức đó.

Cùng 1 Mã xét tuyển hoặc chuyên ngành học,  Nhà trường không giới hạn số Phương thức mà thí sinh tham gia

   
             
    Trường hợp thí sinh yêu thích ngành Quản trị kinh doanh, thí sinh có thể sử dụng Phương thức 1 ở tất cả các tổ hợp xét tuyển được không?  

Nhà trường không giới hạn cách thức đăng ký/ tổ hợp đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, đối với từng Phương thức và nhóm đối tượng,  Nhà trường đã công bố cách thức tính điểm xét tuyển cho từng đối tượng.

Theo công thức, không có sự phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển tại một mã xét tuyển.

Vì vậy, khuyến khích thí sinh sử dụng tổ hợp có kết quả cao nhất để tăng khả năng trúng tuyển

 

Phương thức 1: Cách thức tính điểm xét tuyển với thí sinh tham gia kỳ thi HSG quốc gia hoặc cuộc thi KHKT quốc gia

Phương thức 1: Cách thức tính điểm xét tuyển đối với thí sinh là học sinh trường chuyên, các môn chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật

Phương thức 1: Cách thức tính điểm xét tuyển Đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 các môn Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật

             
    Thí sinh có thể đăng ký tổ hợp xét tuyển A01 (Toán - Vật lý - Tiếng Anh) để xét tuyển vào chuyên ngành Tiếng Anh thương mại hay không?  

Không.

Ở các Phương thức xét tuyển riêng [?] , thí sinh chỉ được tham gia xét tuyển theo các tổ hợp xét tuyển mà mã xét tuyển đó có tuyển sinh theo Thông báo tuyển sinh [?] 

Đối với chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Nhà trường tổ chức tuyển sinh khối D01 [Toán - Văn - Tiếng Anh], vì vậy thí sinh không thể tham gia xét tuyển bằng tổ hợp A01 [Toán - Vật lý - Tiếng Anh]

   
             
    Trường hợp trong quá trình học THPT, thí sinh có thay đổi trường học và có ảnh hưởng đến Khu vực tuyển sinh [?] thì sẽ xử lý thế nào?  

- Trường hợp thí sinh tham gia các Phương thức xét tuyển riêng [?] 

+ Phương thức 1, 2 và 5 không sử dụng điểm ưu tiên theo Khu vực tuyển sinh [?][Xem chi tiết các khu vực tuyển sinh], nên không ảnh hưởng

+ Phương thức 3: có sử dụng điểm ưu tiên Khu vực tuyển sinh [?], thí sinh cần khai Khu vực tuyển sinh [?] theo đúng khu vực được xác định khi khai hồ sơ xét tuyển theo Phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT (Phương thức 4)

+ Phương thức 4: Kê khai và xác định Khu vực tuyển sinh [?] theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo

+ Phương thức 6: Không sử dụng điểm khu vực

  Khu vực tuyển sinh
             
    Đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh là gì? Nhà trường cộng điểm Đối tượng tuyển sinh như thế nào cho thí sinh tham gia các Phương thức xét tuyển riêng [?]  

Theo Quy chế tuyển sinh năm 2021 của Bộ giáo dục và đào tạo, Đối tượng tuyển sinh [xem chi tiết] được phân thành 2 nhóm ưu tiên, trong đó:

- Nhóm Ưu tiên 1 được cộng 02 điểm vào điểm xét tuyển gồm các đối tượng 01, 02, 03, 04

- Nhóm Ưu tiên 2 được cộng 01 điểm vào điểm xét tuyển, gồm các đối tượng 05, 06, 07

Các thí sinh còn lại không được hướng ưu tiên, có thẻ được gọi là nhóm đối tượng 10

  Đối tượng tuyển sinh
             
    Kê khai nguyện vọng bổ sung [?] là gì? Thí sinh có bắt buộc phải kê khai hay không?  

Đối với các Phương thức xét tuyển riêng [?]  của Nhà trường

- Thí sinh đăng ký vào các chương trình tiêu chuẩn được Nhà trường cho phép tiếp tục đăng ký vào chương trình đào tạo đặc biệt gồm:

+ Các Chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh

+ Các Chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh

+ Cách chương trình đào tạo đặc biệt

Trong quá trình kê khai hồ sơ xét tuyển, tại bước 5 [?]

Đối với Phương thức 4 và Phương thức 6: quá trình xét tuyển, thí sinh được xem xét, xét tuyển:

Bước 1: xét tuyển vào các Nhóm ngành đào tạo

Bước 2: xét tuyển vào các chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành trúng tuyển

Bước 3: xét tuyển bổ sung vào các chương trình đào tạo đặc biệt (kể trên) theo nguyên tắc:

- Thí sinh trúng tuyển vào tất cả các nhóm ngành đều được xem xét, cho phép đăng ký vào các Chương trình tiên tiến nếu có điểm xét tuyển không thấp hơn điểm sàn có Chương trình tiên tiến tương ứng

- Thí inh trúng tuyển vào ngành có chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh được xem xét, cho vào học các chương trình chất lượng cao của ngành đó nếu đủ điều kiện về Ngoại ngữ và có nguyện vọng được học

   
             
    Trường hợp sau khi trúng tuyển, thí sinh có được phép thay đổi nguyện vọng đăng ký hay không?  

Không.

Theo Đề án tuyển sinh, 

- Thí sinh xét tuyển theo các Phương thức xét tuyển riêng [?] của nhà trường đã được xem xét, xét tuyển vào từng mã xét tuyển là các chuyên ngành. Thí sinh trúng tuyển mã xét tuyển/ chuyên ngành nào sẽ được bố trí cho học đúng chuyên ngành đó, không được thay đổi nguyện vọng

- Thí sinh xét tuyển Phương thức 4 và 6:

+ Ở bước xét tuyển thứ nhất  được xem xét, xét tuyển vào Nhóm ngành [?].

+ Ở bước xét tuyển phân chuyên ngành: thí sinh được bố trí cho đăng ký học các Ngành/ Chuyên ngành thuộc nhóm ngành trúng tuyển

Nhà trường khuyến khích thí sinh lựa chọn đăng ký một cách chính xác, để được xem xét cho vào đúng với nguyện vọng cá nhân 

   
             
    Thí sinh không kê khai nguyện vọng bổ sung [?] nhưng sau khi nhập học, thí sinh có nguyện vọng tham gia vào chương trình chất lượng cao [?] thì sẽ phải làm gì?   

Được.

Thí sinh đăng ký theo Phương thức xét tuyển riêng [?] nhưng trong quá trình đăng ký không đăng ký các nguyện vọng bổ sung sẽ được xem xét, cho phép đăng ký ở đợt đăng ký bổ sung cùng đợt với các thí sinh trúng tuyển theo Phương thức 4

   
             
    Thí sinh tham gia Phương thức xét tuyển riêng, nếu đã trúng tuyển vào Chương trình tiên tiến thì có phải thi thêm bài thi [?] nào tại trường không?  

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức xét tuyển riêng [?] đã trúng tuyển vào Chương trình tiên tiến không phải thi thêm bất cứ kỳ thi nào để xác thực vào học.

Tuy nhiên, đối với Tân sinh viên, vào thời gian nhập học, thí sinh sẽ được Nhà trường bố trí 1 kỳ Đánh giá năng lực Ngoại ngữ đầu vào để sắp xếp vào các lớp hành chính cho phù hợp, cũng như có kế hoạch đẻ bồi dưỡng thêm trong suốt quá trình học tập 

   

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

13911796
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
6451
11192
40694
13792410
200011
343979
13911796

Địa chỉ IP: 3.137.187.233
2024-04-18