Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

KTE211 - Tư tưởng và Thể chế Kinh tế Đương Đại (Recent Economic Thought and Institutions)

Chương trình tiêu chuẩn Phân tích và đầu tư tài chính (áp dụng từ K62 trở đi)

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Học phần giúp người học lĩnh hội sự phức tạp trong việc diễn giải các tư tưởng kinh tế hiện đại được phản ánh trong các chính sách và thể chế kinh tế đương đại. Học phần chỉ ra sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế học chính thống, tập trung ở nửa sau của thế kỷ 20. Bắt đầu từ nền tảng giả định con người kinh tế của kinh tế học cổ điển - tân cổ điển, học phần xem xét cách thức các nhà kinh tế học thể chế như Thorstein B. Veblen, John K. Galbraith cũng như John M. Keynes phản ứng lại trên phương diện lý thuyết và chính sách vào nửa đầu thế kỷ 20. Học phần làm rõ những tư tưởng thể chế và tư tưởng của Keynes đã được diễn giải và tích hợp như thế nào vào truyền thống tân cổ điển để định hình nên chính sách kinh tế hiện đại đến cuối những năm 1970. Học phần mô tả những trọng tâm chính sách của trường phái tiền tệ và trường phái “kinh tế vĩ mô tân cổ điển mới” trong cuộc tấn công vào tư tưởng Keynes cuối thế kỷ 20 và sự tích hợp những tư tưởng này trong việc hình thành lý thuyết và thể chế kinh tế chính thống cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính 2009. Học phần trình bày những thách thức mới đối với giả định duy lý đến từ tâm lý học và những tiếp cận mới của kinh tế học hành vi trong việc thấu hiểu cuộc khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ 21 vừa qua.

2. NỘI DUNG HỌC PHẦN

Buổi

Chương

Phương pháp tổ chức dạy học

Đóng góp vào CLO



(5)

Lý thuyết 

(thuyết giảng)

(1)

Thực hành, thảo luận

(2)

Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế

(3)

Tự học có hướng dẫn

(4)

1

Chương 1 – Giới thiệu và khung nghiên cứu môn học

2

1

1.5

4.5

CLO1, 2,4,5

2

Chương 2 – Sự khởi đầu của kinh tế học hiện đại

2

1

1, 5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5

3-4

Chương 3 – Tổng quan và các trụ cột chính của kinh tế học tân cổ điển

4

2

3

11

CLO 1, 2,3,4,5

5-6

Chương 4 – Kinh tế học thể chế

4

2

3

10

CLO 1, 2,3,4,5

7

Chương 5 – Kinh tế học của Keynes

2

1

1.5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5

8

Chương 6 – Tổng hợp Keynes – Tân cổ điển

2

1

1.5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5,6

9

Chương 7 – Những cuộc thánh chiến chống lại ảnh hưởng của Keynes

2

1

1.5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

10

Chương 7 – Những cuộc thánh chiến chống lại ảnh hưởng của Keynes

Kiểm tra giữa kỳ

2

1

1.5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

11

Chương 8 – Kinh tế học trường phái Keynes mới

2

1

1.5

6.5

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

12-13

Chương 9 – Kinh tế học hành vi và ứng dụng vào thị trường tài chính

4

2

3

9

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

14-15

Chương 10 – Giải thích cuộc Đại suy thoái 2009 và ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tới lý thuyết kinh tế vĩ mô

4

2

3

9

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

Tổng cộng (giờ)

30

15

22.5

82.5

CLO 1, 2,3,4,5,6,7

3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Thang điểm: 10

- Các thành phần đánh giá:

Hình thức

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

CLO

Trọng số

 

Đánh giá  quá trình

 

Chuyên cần

 

Số lần có mặt trên lớp + tham gia vào bài học

 

4,7

 

10%

Kiểm tra giữa kỳ

Viết tiểu luận và thuyết trình theo nhóm hoặc thi viết giữa kỳ

Bài thi và/hoặc báo cáo/ trình bày

2,4,5,6

30%

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

Thi viết cuối kỳ (tự luận)

Bài thi/ Bài tập lớn, tiểu luận

2,3,4,5,6

60%

 

 

 

Tổng:

100%

 

 

  •  Tiêu chí đánh giá
  • Bài báo cáo trình bày (nếu có)

 

  • Hình thức: 1 slide và một tóm tắt tổng thể 2-3 trang A4
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi               2 điểm

+ Trình bày đảm bảo logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế     5 điểm

+ Thể hiện trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 1 điểm

+ Ngôn ngữ và phong cách trình bày dễ hiểu, thuyết phục 2 điểm

 

 

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

 

  • Hình thức: Sử dụng quy định của Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (JIEM)
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí       3 điểm

+ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế       4 điểm

+ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú       1 điểm

+ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng quy định       1 điểm

+ Sáng tạo trong cách trình bày       1 điểm

 

 

  • Bài thi (nếu có)

 

  • Hình thức: Thi viết hoặc thi trên máy
  • Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
  • Đề thi có thể bao gồm cả loại câu trắc nghiệm, tự luận và loại câu bán trắc nghiệm (có giải thích đúng, sai) trong thời gian từ 45- 60 phút.


Lưu ý: hình thức thi và hoạt động gắn kết thực tiễn trong học phần có thể linh hoạt phụ thuộc vào tình hình thực tế.

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

19865406
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
32570
34206
123610
19585118
448707
3184527
19865406

Địa chỉ IP: 18.119.163.95
2024-11-21