1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Truyền thông trong hoạt động kinh doanh quốc tế góp phần kết nối các chủ thể đến từ các quốc gia, nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhằm đạt được mục tiêu kinh tế và định vị trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất, ý nghĩa và cách thức truyền thông trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đồng thời trang bị kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành liên quan tới truyền thông trong kinh doanh đối với chủ thể kinh doanh quốc tế. Trong quá trình học tập, sinh viên có cơ hội thảo luận và ứng dụng các lý thuyết được xây dựng như những chỉ dẫn nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông vừa đạt được mục tiêu kinh doanh vừa tạo dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Môn học cũng tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi kiến thức lý luận, cập nhật những tiến bộ công nghệ tin học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách tham gia những cuộc trao đổi, đàm phán, xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường …trong các thương vụ kinh doanh khác nhau.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Buổi
Chương
Phương pháp tổ chức dạy học
Đóng góp vào CLO
Giảng dạy trên lớp
Bài tập lớn, tiểu luận, thực tế
(3)
Tự học có hướng dẫn
(4)
Lý thuyết (thuyết giảng)
(1)
Thực hành, thảo luận
(2)
1
Chương 1: Khái quát về truyền thông trong kinh doanh quốc tế
2
1
2
5,5
CLO 1,5
2-3
Chương 2: Chiến lược và kế hoạch truyền thông trong kinh doanh quốc tế
4
2
2.5
11
CLO 1,2,3,5
4-5
Chương 3: Đối tượng nhận tin và thiết kế thông điệp truyền thông
4
2
3
11
CLO 1, 5,6,7
6-7
Chương 4: Phối thức truyền thông marketing tích hợp
4
2
3
11
CLO 1, 3,4,5,6
8-9
Chương 5: Hội chợ và marketing trực tiếp
4
2
3
11
CLO 1,5,6,7
10-11
Chương 6: Quảng cáo và PR
4
2
3
11
CLO 1,5,6,7
12-13
Chương 7: Các công cụ truyền thông số
4
2
3
11
CLO 1,5,6,7
14-15
Chương 8: Xử lý khủng hoảng truyền thông
4
2
3
11
CLO 1,4,5,6,7
Tổng cộng (giờ)
30
15
22.5
82.5
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm: 10.
- Các thành phần đánh giá:
Hình thức
Nội dung đánh giá
Tiêu chí đánh giá
CLO
Trọng số
Đánh giá quá trình
Chuyên cần
- Điểm danh: tối thiểu 5 lần điểm danh.
1,2,3,7
10%
Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ
- Hình thức: Thi viết trong thời gian 45 phút
- Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
- Đề thi viết có thể dưới hình thức trắc nghiệm 20 câu hoặc tự luận 2 câu (trong đó: 1 câu lý thuyết và 1 câu thực hành)
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đối với đề trắc nghiệm, sinh viên trả lời chính xác 20 câu hỏi trắc nghiệm: 10 điểm
+ Đối với đề tự luận, mỗi câu tự luận 5 điểm, cụ thể:
Hiểu vấn đề: 1 điểm
Giải quyết được vấn đề: 1 điểm
Phân tích được vấn đề: 1 điểm
Ví dụ: 1 điểm
Diễn đạt: 1 điểm
Tổng: 5 điểm/câu tự luận
4,5,6,7
30%
Đánh giá tổng kết
Thi hết học phần
- Hình thức: Thi viết trong thời gian 50 phút
- Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
- Đề thi viết bao gồm 2 phần:
Phần 1 gồm 30 câu trắc nghiệm trải rộng tất cả các chương
Phần 2 gồm 2 câu tự luận là câu áp dụng kiến thức trong thực tế: câu 1 thuộc nửa đầu chương trình học, câu 2 về nội dung 4P.
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời chính xác câu hỏi trắc nghiệm: 6 điểm
+ Trả lời rõ ràng, sâu sắc câu hỏi tự luận: 4 điểm
Tổng: 10 điểm
1,2,3,4,5,6
60%
Tổng:
100%
- Hỏi đáp cho điểm khuyến khích học tập:
- Thông qua phát biểu ý kiến trong quá trình học
- Sinh viên phát biểu đúng trọng tâm
- 3 lần phát biểu cộng 1 điểm vào điểm giữa kỳ, 6 lần phát biểu cộng 1 điểm vào điểm thi cuối kỳ, số điểm cộng tối đa không quá 2 điểm/điểm giữa kỳ