Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng

Ngành TCNH - chương trình K59 trở về trước

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Thông tin Chương trình đào tạo tiêu chuẩn Ngành Tài chính ngân hàng, Chuyên ngành Ngân hàng

 1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung của Chương trình Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính Quốc tế là đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành tốt có khả năng làm việc, giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng một cách độc lập, sáng tạo; có trách nhiệm xã hội, ý thức phục vụ cộng đồng và có khả năng tham gia thị trường lao động toàn cầu, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tiến trình phát triển và Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

  1. a) Kiến thức:

- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng; nắm vững chuyên môn về Tài chính Quốc tế, có kiến thức thực tế để thực hành, giải quyết những công việc cụ thể lĩnh vực nghề nghiệp đào tạo;

- Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;

- Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

  1. b) Kỹ năng:

- Có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo để hoàn thành công việc chuyên môn, vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

- Có kiến thức tin học căn bản, sử dụng máy vi tính thành thạo để phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn trong lĩnh vực Tài chinh - Ngân hàng, Tài chính quốc tế.

  1. c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có năng lực dẫn dắt tự chủ về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Chuẩn về kiến thức

  • Xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn;
  • Giải thích và áp dụng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng trong hành vi và các ứng xử hàng ngày;
  • Phân tích/giải thích và áp dụng các kiến thức cơ sở của khối ngành liên quan đến các nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô để nghiên cứu các kiến thức ngành Tài chính Ngân hàng;
  • Phân tích/giải thích và áp dụng được các kiến thức cơ sở ngành về nguyên lý thống kê kinh tế, nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị, marketing, quản trị học để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành Tài chính Ngân hàng;
  • Phân tích, đánh giá và nắm vững được kiến thức lý thuyết cùng các nghiệp vụ cụ thể của nhanh đào tạo Tài chính Ngân hàng như nguyên lý tài chính, nguyên lý hoạt động ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và các định chế tài chính, quản trị hệ thống thông tin, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính quốc tế, đạo đức hành nghề và quản trị công ty, phân tích và đầu tư chứng khoán, quản trị dự án. Đồng thời sinh viên biết vận dụng kiến thức lý thuyết đào tạo vào thực tiễn, công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể;
  • Phân tích, đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu, các kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu của chuyên ngành Ngân hàng như kế toán ngân hàng, quản trị rủi ro trong ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong ngân hàng và tài chính, tín dụng ngân hàng. Đồng thời, sinh viên biết vận dụng thành thạo những kiến thức chuyên ngành Ngân hàng vào hoạt động thực tiễn, công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể;
  • Phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Ngân hàng.
  • Áp dụng kiến thức thực tiễn về chuyên ngành Ngân hàng trong quá trình thực tập nhằm tiếp cận và hoàn thành tốt các các công việc của ngành Tài chính Ngân hàng nói chung trong tương lai.

2.2. Chuẩn về kỹ năng

2.2.1.  Kỹ năng chuyên môn:

  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực, chăm sóc đối tác, nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường Tài chính – Ngân hàng, điều hành các cuộc họp hiệu quả, quản lý dự án, kiểm soát stress, xây dựng đội ngũ vững mạnh, sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành Ngân hàng phục vụ cho công việc và làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế;
  • Kỹ năng phát hiện và tổng quát hóa vấn đề, đánh giá và xử lý thông tin, phân tích định tính và định lượng vấn đề để đưa giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng và Tài chính.
  • Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: thu thâp số liệu, phân thích và xử lý thông tin; xây dựng và hình thành các giả thuyết; tìm kiếm và tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các giả thuyết đã được thiết lập; sử dụng các phương pháp xác suất thống kê, định lượng để kiểm định giả thuyết; phân tích khả năng ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn.

2.2.2. Kỹ năng bổ trợ (chung):

  • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; làm việc nhóm; lập kế hoạch, lập luận tư duy một cách hệ thống, sắp xếp ý tưởng;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và truyền đạt thông tin;
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo;

2.2.3. Kiến thức, trình độ ngoại ngữ tin học 

  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành trong tài chính ngân hàng như soạn thảo các văn bản và hợp đồng tài chính ngân hàng bằng tiếng Anh; kỹ năng thuyết trình, truyền đạt, giải thích và thuyết phục bằng tiếng Anh. Yêu cầu năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu Bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương; Có thể sử dụng một ngoại ngữ khác trong việc giao tiếp, đọc hiểu các tài liệu.
  • Sinh viên có kiến thức tin học căn bản, có thể sử dụng máy vi tính để phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

2.2.4. Năng lực tự chủ, trách nhiệm

  • Có năng lực tự chủ dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ Ngân hàng đã được đào tạo;
  • Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Với định hướng của chương trình đào tạo, cùng với năng lực và nguyện vọng, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Tài chính Ngân hàng chuyên ngành Ngân hàng có thể đảm nhiệm được nhiều công việc tại các tổ chức khác nhau thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của chuyên ngành đào tạo như: 

  • Chuyên viên Ngân hàng thương mại, đảm nhiệm các vị trí trong ngân hàng thương mại như kế toán ngân hàng, quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro trong ngân hàng;
  • Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, phụ trách tài chính tại các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp;
  • Chuyên gia tài chính tại Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hoặc phụ trách tài chính tại các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế khác;
  • Chuyên viên tài chính, chuyên gia thẩm định đầu tư và tín dụng, kế toán trưởng và kiểm soát viên tại các định chế tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm và cả các tổ chức phi lợi nhuận;
  • Chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu.

3. Nội dung chương trình đào tạo

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

19855911
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
23075
34206
114115
19585118
439212
3184527
19855911

Địa chỉ IP: 3.144.31.17
2024-11-21