Sidebar

Magazine menu

16
Thu, May

TPH207 - Ngữ âm-từ vựng học tiếng Pháp (Phonétique et Lexicologie du français)

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 
  1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Mục tiêu chung: 

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên hai mảng kiến thức và kĩ năng chính thuộc lĩnh vực ngữ âm và từ vựng học tiếng Pháp, cụ thể như sau: 

  • Ngữ âm học : cung cấp những kiến thức mang tính lý thuyết về ngữ âm-âm vị học và khả năng ứng dụng các quy tắc ngữ âm trong thực hành phát âm tiếng Pháp.
  • Từ vựng học : giới thiệu tổng quan kiến thức về từ vựng tiếng Pháp, quá trình phát triển từ vựng tiếng Pháp và các phương thức tạo từ.

Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức: Mục tiêu của học phần là cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau:

MT1: Kiến thức cơ bản về hệ thống âm vị tiếng Pháp (nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm), quy tắc phát âm, nối âm, phiên âm trong tiếng Pháp;

MT2: Kiến thức cơ bản về từ, nguyên tắc tạo từ, quá trình phát triển từ và nghĩa của từ trong tiếng Pháp; 

 

- Về kỹ năng : Mục tiêu của học phần là hình thành, phát triển cho sinh viên các kỹ năng :

MT3: Kỹ năng phát âm chuẩn và đúng ngữ điệu tiếng Pháp trên cơ sở nắm vững nguyên tắc phát âm đã học, đánh giá phát âm tiếng Pháp của người khác, kỹ năng đọc phiên âm và phiên âm các phát ngôn trong tiếng Pháp;

MT4: Kỹ năng sử dụng từ, ngữ, quán ngữ, từ mượn trong tiếng Pháp đúng hoàn cảnh giao tiếp, đoán biết từ mới, làm phong phú vốn từ vựng của mình để giao tiếp dễ dàng và hiệu quả bằng tiếng Pháp;

 

- Về tự chủ và trách nhiệm : Mục tiêu của học phần là hình thành, phát triển cho sinh viên:

MT5: luôn có tinh thần học hỏi, chú ý đến phát âm, ngữ điệu trong giao tiếp, luôn chủ động học hỏi cách phát âm và ngữ điệu từ người bản ngữ; 

MT6: luôn có tinh thần học hỏi, chủ động tra cứu, tìm hiểu từ mới, chủ động phán đoán nghĩa của từ mới dựa trên nguyên tắc tạo từ đã học, tự tin, không quá lo lắng khi gặp từ mới, chủ động mở rộng vốn từ để giao tiếp hiệu quả.

 

  1. NỘI DUNG HỌC PHẦN

 

Buổi

Nội dung

Phân bổ thời gian

Đóng góp vào CLO

Giảng dạy trên lớp

Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế

Tự học có hướng dẫn

Lý thuyết

(Thuyết giảng)

Thực hành, thảo luận

1-4

Voyelles 

8

4

 

18

1,2,4,9,10

5-7

Consonnes 

6

3

 

13.5

1,2,4,9,10

8

Liaisons

2

1

 

4.5

1,2,3,4,9,10

9

Révision et Test 1

 

3

 

1.5

1,2,3,4,9,10

10-11

Notions preliminaires et Le mot francais

4

2

 

9

5,9,10

12-13

Dérivation et autres procédés de formation des mots

4

2

2.5

9

5,6,7,8,9,10

14

Evolution sémantique

2

1

2

4.5

5,6,7,8,9,10

15

Les emprunts

2

1

 

4.5

5,6,7,8,9,10

16

Locutions francaises

2

1

 

4.5

5,6,7,8,9,10

17

Les séries lexicales du francais moderne

2

1

 

4.5

5,6,7,8,9,10

18

Révision générale et Test 2

1

2

 

3

5,6,7,8,9,10

Tổng cộng (tiết)

33

21

4.5

91.5

 

 

  1. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

3.1. Đánh giá thường xuyên (tỷ lệ 10 %)

Đánh giá mức độ tham gia xây dựng bài, kết quả thực hành cá nhân trên lớp, bài tập về nhà, làm việc theo nhóm... 

3.2. Đánh giá định kỳ

Hình thức

Tỷ lệ

Kiểm tra giữa kỳ lần 1

15%

Kiểm tra giữa kỳ lần 2

15%

Thi kết thúc học phần

60%

 

3.3. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá

* Đánh giá thường xuyên 

- Hình thức: Nói hoặc/và viết 

- Nội dung: Trả lời các câu hỏi trên lớp, làm bài tập trên lớp, bài tập về nhà, bài thực hành theo nhóm trên lớp, bài thực hành được giao về nhà, bài thuyết trình theo theo nhóm 

- Tiêu chí đánh giá:

+Tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời tốt các câu hỏi trên lớp: 3 điểm

+ Làm đầy đủ và tốt bài tập trên lớp, bài tập về nhà : 4 điểm (bài tập có sẵn trong giáo trình, có thể có bài tập giảng viên cho thêm). 

 * Kiểm tra giữa kỳ

- Hình thức: hai bài viết, mỗi bài làm trong thời gian 45 phút, được thực hiện ở buổi thứ 9 và buổi thứ 18. Trong mỗi bài có các câu trắc nghiệm, tự luận, các câu lý thuyết và bài tập thực hành. 

- Nội dung: 

+ Bài thứ nhất: nội dung từ buổi thứ 1 đến buổi thứ 8: phần ngữ âm-âm vị học

+ Bài thứ hai: nội dung từ buổi thứ 10 đến buổi thứ 17: phần từ vựng học

- Tiêu chí đánh giá:

+ Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi trắc nghiệm : 2 điểm

+ Trả lời đầy đủ, đúng câu hỏi tự luận: 5 điểm

+ Làm đúng, đầy đủ các bài tập thực hành: 3 điểm

* Thi kết thúc học phần

- Hình thức: Một bài thi viết được thực hiện trong thời gian 90 phút, bao gồm hai phần : lý thuyết (chiếm 70%) và bài tập (chiếm 30%)

- Nội dung: Các vấn đề đã được học, thực hành từ đầu học phần cho đến hết học phần.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi trắc nghiệm : 2 điểm

+ Trả lời đầy đủ, đúng câu hỏi tự luận: 5 điểm

+ Làm đúng, đầy đủ các bài tập thực hành: 3 điểm

 

3.4 Các thành phần đánh giá

 

Hình thức

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

CLO 

Trọng số

 

 

Đánh giá  quá trình

 

Chuyên cần

- Chuyên cần 

 

- Tham gia xây dựng bài 

 

- Thực hành cá nhân trên lớp, bài tập về nhà, làm việc theo nhóm

- Số lần có mặt trên lớp 

- Tham gia vào bài học trên lớp.

- Kết quả thực hành cá nhân trên lớp, bài tập về nhà, làm việc theo nhóm

9,10 

 

10%

 

Kiểm tra giữa kỳ

  • Nội dung đã học tính đến thời điểm kiểm tra về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa   

+ Kiến thức ngôn ngữ

+ Kiến thức từ vựng

+ Kiến thức ngữ âm

1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

    30%

 

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

  • Nội dung đã học trong học phần về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa   

+ Kiến thức ngôn ngữ

+ Kiến thức từ vựng

+ Kiến thức ngữ âm

1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

60%

 

Tổng:

100%

 

 

   

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

14174291
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1985
12152
38039
14066797
164396
298110
14174291

Địa chỉ IP: 3.12.108.18
2024-05-16