1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nghiệp vụ chủ yếu về tổ chức giao nhận, vận chuyển bằng container, bằng vận tải đa phương thức… và các chứng từ vận chuyển được sử dụng trong vận tải như: Vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, vận đơn đường bộ, đường sắt, container, vận tải đa phương thức cũng như việc sử dụng các chứng từ trong giao nhận vận chuyển, mua bán quốc tế và việc mua bảo hiểm cho hàng hóa XNK trên đường vận chuyển. Ngoài ra môn học còn đề cập tới những nội dung cơ bản của các nguồn luật quốc tế cũng như quốc gia điều chỉnh hợp đồng, chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng các phương thức vận chuyển và việc áp dụng các nguồn luật trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá XNK và nguồn luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Buổi
Nội dung (có thể cụ thể đến mục cấp 2)
Phân bổ thời gian
Đóng góp vào CLO
Giảng dạy trên lớp
Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế
(3)
Tự học, chuẩn bị có hướng dẫn (4)
Lý thuyết
(thuyết giảng)
(1)
Thực hành, thảo luận
(2)
1
Chương 1.Vận tải & ngoại thương
2
1
1.5
5.5
1,2,3,4
2
Chương 1.Vận tải & ngoại thương
3
1
1.5
5.5
3,4,5,7
3
Chương 2. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
2
1
1.5
5.5
10,11
4
Chương 2. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
2
1
1.5
5.5
1,2,5,6
5
Chương 2. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
2
1
1.5
5.5
2,3,4,5
6
Chương 2. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
2
1
1.5
5.5
4,7,8,9
7
Chương 2. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển
2
1
1.5
5.5
5,6,7,9
8
Chương 3. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng container
2
1
1.5
5.5
7,8,9,10
9
Chương 3. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng container
2
1
1.5
5.5
3,4,5,6
10
Chương 4. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không
2
1
1.5
5.5
4,5,7,8
11
Chương 4. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không
2
1
1.5
5.5
6,7,8,9
12
Chương 5. Gom hàng & vận tải đa phương thức
2
1
1.5
5.5
4,5,6,7
13
Chương 6. Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển & đường hàng không
2
1
1.5
5.5
5,6,7,8
14
Chương 6. Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển & đường hàng không
2
1
1.5
5.5
4,7,9,11
15
Ôn tập
1
1
1.5
5.5
1,7,8,9
Tổng cộng (giờ)
30
15
22.5
82.5
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm: 10.
- Các thành phần đánh giá:
Hình thức
Nội dung đánh giá
Tiêu chí đánh giá
CLO
Trọng số
Đánh giá quá trình
Chuyên cần
Giảng viên điểm danh trong giờ học
Số lần có mặt trên lớp + tham gia vào bài học
1,2,3,5
10%
Kiểm tra giữa kỳ
Viết tiểu luận và thuyết trình theo nhóm hoặc thi viết giữa kỳ
Thuyết trình 30 phút và trả lời câu hỏi hoặc thi viết giữa kỳ 45 phút
1,3,4,5,6,7,8,9,10,11
30%
Đánh giá tổng kết
Thi hết học phần
Lựa chọn: thi vấn đáp, hoặc thi viết cuối kỳ (tự luận hoặc tiểu luận cá nhân hoặc tiểu luận theo nhóm)
Bài kiểm tra lý thuyết + tự luận (60-90 phút)
Bài viết tiểu luận (cho trước, sinh viên chuẩn bị tại nhà)
Vấn đáp (trả lời trực tiếp trong phòng thi)
1,2,3, 4,5,6,7
60%
Tổng:
100%
Tiêu chí đánh giá
- Kiểm tra giữa kỳ : sử dụng một trong hai hình thức thi sau :
Thuyết trình theo nhóm:
- Nội dung: Theo đề tài đã được giáo viên giảng dạy duyệt
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tính tổ chức (Xác định vấn đề rất rõ ràng, chính xác và tổ chức tốt. Các nội dung trình bày dễ theo dõi nhờ cách tổ chức. Việc chuyển ý giữa các phần được thực hiện trôi chảy và có phối hợp, phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế): 2 điểm
+ Tính hiểu biết (Biểu hiện sự hiểu biết xuất sắc về vấn đề. Thể hiện xuất sắc khả năng làm chủ về nội dung, ứng dụng và suy luận. Nghiên cứu rất kỹ vấn đề, trích dẫn tài liệu tham khảo đúng quy định): 2 điểm
+ Tính sáng tạo (Rất sáng tạo và độc đáo. Thiết kế và sử dụng sáng tạo các tư liệu. Các tờ in, công cụ trực quan và phương pháp mới lạ): 1,5 điểm
+ Công cụ trực quan (Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc. Rất đồng bộ với nội dung, thiết kế tốt và được sử dụng rất hiệu quả. Là hình mẫu về cách chuẩn bị và sử dụng các công cụ trực quan): 1 điểm
+ Tính tổng kết (Rõ ràng, chính xác, các điểm quan trọng được nhấn mạnh, các giải pháp, đề xuất rõ ràng, kết luận hoặc lời kêu gọi hành động rất thuyết phục): 1,5 điểm
+ Khả năng trình bày (Thể hiện bài thuyết trình: Tự tin, sử dụng ghi chú tốt, điệu bộ rất tốt, thu hút người nghe và có giao tiếp bằng mắt tốt, ngôn ngữ thuyết trình trong sáng): 2 điểm
Tổng: 10 điểm
Kiểm tra giữa kỳ theo đề thi của giảng viên giảng dạy
Nội dung bài viết:
- Hình thức: Thi viết
- Nội dung: Theo quy định cụ thể giảng viên
- Tiêu chí đánh giá:
+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi 3 điểm
+ Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 6 điểm
+ Sáng tạo trong cách trình bày 1 điểm
Tổng: 10 điểm
- Thi kết thúc học phần :
* Trong trường hợp thi viết tự luận :
- Hình thức: Thi viết (tự luận, giải quyết tình huống)
- Nội dung: các vấn đề đã nghiên cứu trong học phần
- Đề thi gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi tình huống với nhiều tình tiết bổ sung, thời gian làm bài tối đa 90 phút.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trà lời rõ ràng, sâu sắc câu hỏi tình huống 4 điểm
+ Lập luận logic, chặt chẽ 3 điểm
+ Dẫn chiếu quy định pháp luật cụ thể, phù hợp 2 điểm
+ Sáng tạo trong cách trình bày 1 điểm
Tổng: 10 điểm
* Trong trường hợp thi viết tiểu luận :
- Hình thức: Thi viết (tiểu luận, giải quyết tình huống)
- Nội dung: các vấn đề đã nghiên cứu trong học phần
- Đề thi giảng viên sẽ cho trước với các tình huống giả định hoặc phân vai, sinh viên sẽ có thể làm theo bài cá nhân hoặc nhóm, có thể sẽ được yêu cầu thuyết trình để giảng viên chấm thi có thể đánh giá bài làm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trà lời rõ ràng, sâu sắc câu hỏi tình huống 4 điểm
+ Lập luận logic, chặt chẽ 3 điểm
+ Dẫn chiếu quy định pháp luật cụ thể, phù hợp 2 điểm
+ Sáng tạo trong cách trình bày 1 điểm
Tổng: 10 điểm
* Trong trường hợp thi vấn đáp :
- Hình thức: Thi vấn đáp
- Nội dung: Các nội dung đã được học
- Đề thi bao gồm hai câu được sinh viên bốc ngẫu nhiên trong bộ đề.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời rõ ràng chính xác câu hỏi vấn đáp: 10 điểm
Tổng: 10 điểm