1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn bản, đặc biệt là kĩ năng soạn thảo văn bản. Môn học được chia thành hai phần: Phần lý thuyết và phần thực hành. Trong đó, phần lí thuyết tập trung giới thiệu những vấn đề soạn thảo văn bản theo từng loại văn bản với những nội dung sau: Khái quát về văn bản; Quy trình xây dựng văn bản; Quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản; Cách thức trình bày hình thức và nội dung của văn bản. Phần thực hành giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết để soạn thảo được một số loại văn bản thông dụng trong công việc sau khi ra trường.
2. DUNG HỌC PHẦN
Buổi
Chương
Phương pháp tổ chức dạy học
Đóng góp vào CLO
Lý thuyết
Seminar
Tiểu luận, bài tập nhóm
Tự học
1-3
Chương 1: Tổng quan về văn bản và soạn thảo văn bản
6
3
4.5
13.5
1,3,7,8,9,10,11
4-7
Chương 2: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
8
4
6
24
1,2,3,8,9,10,11
8-9
Chương 3. Ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước
4
2
3
12
3,4,7,8,9,10,11
10-11
Chương 4 : Xây dựng văn bản quản lý nhà nước
4
2
3
12
5,6,8,9,10,11
12-15
Chương 5. Soạn thảo một số văn bản thông dụng
8
4
6
21
5,6,8,9,10,11
Tổng cộng (giờ/TC)
30 giờ
15 giờ
22.5 giờ
82.5 giờ
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Thang điểm: 10.
- Các thành phần đánh giá:
Hình thức
Nội dung đánh giá
Tiêu chí đánh giá
CLO
Trọng số
Đánh giá quá trình
Chuyên cần
- Mức độ chuyên cần của sinh viên trong việc tham gia vào bài học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến vào bài giảng
- Số lần có mặt trên lớp + tham gia vào bài học
- Việc tham gia vào thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên
4,5,6,7,8,9,10
10%
Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ
Giảng viên có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các hình thức kiểm tra giữa kỳ sau đây:
- Thi giữa kỳ: Nội dung của chương 1,2,3
- Bài thuyết trình
- Bài tập nhóm
Theo barem điểm của từng hình thức kiểm tra giữa kỳ do giáo viên giảng dạy quyết định
1,2,3,4,6,7,8,9,10
30%
Đánh giá tổng kết
Thi hết học phần
Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong môn học
Giảng viên giảng dạy có thể lựa chọn một trong những hình thức thi dưới đây:
1. Trắc nghiệm (trên giấy)
- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần
- Điểm: 10 điểm
- Số lượng câu hỏi: theo đề thi đã được duyệt
- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi.
2. Tự luận
- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần. Câu hỏi tự luận có thể là vấn đề lý thuyết hoặc tình huống hoặc cả hai.
- Điểm: 10 điểm
- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của đề thi.
3. Bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo, dự án (làm theo cá nhân hoặc theo nhóm).
- Nội dung: Vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn; nghiên cứu bản án; tình huống; dự án tư vấn doanh nghiệp... có nội dung liên quan đến học phần
- Điểm: 10 điểm
- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt. Trong trường hợp làm theo nhóm, điểm dành cho mỗi sinh viên trong nhóm có thể khác nhau, trên cơ sở sự đóng góp của mỗi sinh viên vào việc hoàn thành bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo hoặc dự án.
4. Vấn đáp
- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần
- Bộ đề: Sử dụng bộ câu hỏi vấn đáp đã được Bộ môn hoặc Khoa duyệt.
- Điểm: 10 điểm
- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của từng câu hỏi vấn đáp.
5. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm
- Nội dung: các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần.
- Điểm: 10 điểm.
- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi.
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, việc tổ chức thi kết thúc học phần có thể thực hiện theo hình thức thi tập trung tại trường hoặc thi trực tuyến (online). Tiêu chí đánh giá được xây dựng theo barem điểm được duyệt.
1,2,3,4,6,7,8,9,10
60%
Tổng:
100%