Sidebar

Magazine menu

03
Tue, Dec

PLU424 - Pháp luật cạnh tranh (Competition Law)

Chương trình tiêu chuẩn Phân tích và đầu tư tài chính (áp dụng từ K62 trở đi)

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Môn học được xây dựng thuộc khối kiến thức thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học có thể được áp dụng cho các chuyên ngành luật kinh doanh, thương mại ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế.

Nội dung môn học bao gồm các kiến thức nền tảng và liên ngành về cạnh tranh kinh tế, về kinh tế học về cạnh tranh, về chính sách và pháp luật về cạnh tranh. Môn học có đối tượng nghiên cứu là cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh nói chung, pháp luật cạnh tranh Việt Nam nói riêng và các quy định về cạnh tranh trong khuôn khổ của WTO, FTAs thế hệ mới cũng như các văn bản luật mềm (softlaw) của các tổ chức quốc tế có liên quan nhằm đảm thương mại quốc tế được diễn ra công bằng và chống hạn chế thương mại, phù hợp với mục tiêu của WTO, hoặc của các FTAs thế hệ mới. Môn học cũng chứa đựng các kiến thức về hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp để có thể nhận diện và sử dụng những phương tiện cạnh tranh phù hợp với pháp luật và sự phản ứng cần thiết đối những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Môn học cũng đề cập đến các vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh cũng như thẩm quyền và tố tụng cạnh tranh.

2. NỘI DUNG HỌC PHẦN

Buổi

Chương

Phương pháp tổ chức dạy học

Đóng góp vào CLO

Lý thuyết

Thực hành/Seminar

Làm việc nhóm

Tự NC

1-2

Chương 1 : Cạnh tranh, lý thuyết và chính sách cạnh tranh

3

2

3

8

1, 6,7,8,9,10

3-4

Chương 2 : Khái quát về pháp luật cạnh tranh

3

2

3

8

2, 6,7,8,9,10

5-6

Chương 3: Sự phát triển của pháp luật cạnh tranh Việt Nam

3

2

3

8

3, 6,7,8,9,10

7-8

Chương 4 : Thị trường liên quan

6

2

3

11

4, 6,7,8,9,10

9-10

Chương 5: Hành vi hạn chế cạnh tranh

3

2

2

7

1,2,3,4, 6,7,8,9,10

11-12

Chương 5: Hành vi hạn chế cạnh tranh (tiếp)

3

2

2.5

7.5

1,2,3,4, 5, 6,7,8,9,10

13-14

Chương 6: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

6

2

3

21

1,2,3,4, 6,7,8,9,10

15

Chương 7: Thẩm quyền và tố tụng cạnh tranh

3

1

3

12

3, 6,7,8,9,10

Tổng cộng (tiết)

30

15

22.5

82.5

 

 

3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Thang điểm: 10.

- Các thành phần đánh giá:

Hình thức 

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

CLO 

Trọng số

 

Đánh giá  quá trình

 

Chuyên cần

  • Mức độ chuyên cần của sinh viên trong việc tham gia vào bài học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
  • Mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến vào bài giảng
  • Số lần có mặt trên lớp + tham gia vào bài học
  • Việc tham gia vào thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên

 

6,7,8,9, 10

 

10%

Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ

Giảng viên có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các hình thức kiểm tra giữa kỳ sau đây:

- Thi giữa kỳ: Nội dung của chương 1,2,3, 4

- Bài thuyết trình

- Bài tập nhóm

Theo barem điểm của từng hình thức kiểm tra giữa kỳ do giáo viên giảng dạy quyết định

1,2,3,4,6,7,8,9,10

    30%

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong môn học

Giảng viên giảng dạy có thể lựa chọn một trong những hình thức thi dưới đây:

1. Trắc nghiệm (trên giấy)

- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần

- Điểm: 10 điểm

- Số lượng câu hỏi: theo đề thi đã được duyệt 

- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi.

2. Tự luận

- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần. Câu hỏi tự luận có thể là vấn đề lý thuyết hoặc tình huống hoặc cả hai.

- Điểm: 10 điểm

- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của đề thi.

3. Bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo, dự án (làm theo cá nhân hoặc theo nhóm).

- Nội dung: Vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn; nghiên cứu bản án; tình huống; dự án tư vấn doanh nghiệp... có nội dung liên quan đến học phần

- Điểm: 10 điểm

- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt. Trong trường hợp làm theo nhóm, điểm dành cho mỗi sinh viên trong nhóm có thể khác nhau, trên cơ sở sự đóng góp của mỗi sinh viên vào việc hoàn thành bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo hoặc dự án.

4. Vấn đáp

- Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần

- Bộ đề: Sử dụng bộ câu hỏi vấn đáp đã được Bộ môn hoặc Khoa duyệt.

- Điểm: 10 điểm

- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của từng câu hỏi vấn đáp.

5. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm

- Nội dung: các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần.

- Điểm: 10 điểm.

- Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi.

Tùy từng điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, việc tổ chức thi kết thúc học phần có thể thực hiện theo hình thức thi tập trung tại trường hoặc thi trực tuyến (online). Tiêu chí đánh giá được xây dựng theo barem điểm được duyệt.

1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

60%

 

 

 

Tổng:

100%

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

20126224
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
11236
11939
23175
19940052
40761
668764
20126224

Địa chỉ IP: 18.97.14.86
2024-12-03