Sidebar

Magazine menu

05
Sun, May

KTE305 - Quản lý toàn cầu (Global Governance)

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

 1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:

Quản lý toàn cầu bao gồm hàng loạt các quá trình, cơ chế, luật pháp, thông lệ, thể chế và các bên tham gia… được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng hợp tác quốc tế là điều cần thiết và khả thi trước nhiều vấn đề như an ninh, nhân đạo, thương mại, tài chính, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, sử dụng internet... Học phần thảo luận những nội dung trọng tâm của quản lý toàn cầu: thực sự quản lý toàn cầu có vận hành không, kiến trúc của quản lý toàn cầu hiện như thế nào và đã tiến hóa như thế nào qua thời gian? Quản lý toàn cầu có tác động thế nào tới thế giới từ phương diện giúp đời sống tốt hơn, giải quyết các vấn đề bất ổn toàn cầu và ảnh hưởng thế nào tới việc phân bổ quyền lực trong hệ thống thế giới. Các chủ thể nhà nước, cộng đồng dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các mạng lưới học thuật, các quỹ tài trợ… có vai trò thế nào trong quản lý toàn cầu? Học phần cũng thảo luận các vấn đề then chốt trong quản lý toàn cầu bao gồm quản lý thương mại toàn cầu, quản lý tài chính toàn cầu và các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững.

Sau khi kết thúc học phần người học có thể:

- Có năng lực nền tảng để trở thành chuyên gia, nhà quản lý tại các vị trí công việc liên quan đến kinh tế, kinh doanh đặc biệt là kinh tế, kinh doanh quốc tế;

- Có kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh và kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực khác nhau của kinh tế kinh doanh quốc tế; đặc biệt các kiến thức chuyên môn sâu về một trong các lĩnh vực của kinh tế kinh doanh quốc tế;

- Có năng lực phát hiện, phân tích, tổng hợp, phản biện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh; kết nối các ý tưởng, phát triển mô hình kinh doanh gắn với môi trường quốc tế; có khả năng tự học suốt đời; có khả năng học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ hoặc tiến sỹ về kinh tế kinh doanh.

- Có sức khỏe tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh vượt qua các khó khăn, thử thách, có tư duy đổi mới sáng tạo, có năng lực tự định hướng và có trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể cũng như ý thức phục vụ cộng đồng.

2. NỘI DUNG HỌC PHẦN 

 

Buổi

Chương

Phương pháp tổ chức dạy học

Đóng góp vào CLO

Lý thuyết 

(thuyết giảng)


(1)

Thực hành, thảo luận



(2)

Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế

(3)

Tự học có hướng dẫn

(4)

1-2

Chương 1 – Tổng quan về quản lý toàn cầu

6

2

0

11

CLO1,2,5,6,7,8

3-4

Chương 2 – Một số vấn đề lý thuyết trong quản lý toàn cầu

6

2

0

11

CLO1,2,5,67,8

5-7

Chương 3 – Chủ thể nhà nước trong quản lý toàn cầu

8

3

0

16.5

CLO3,4,5,6,7,8

8-9

Chương 4 – Chủ thể phi nhà nước và các mạng lưới trong quản lý toàn cầu

4

2

0

11

CLO3,4,5,6,7,8

10

Kiểm tra giữa kỳ

Chương 5 – Một số vấn đề then chốt trong quản lý toàn cầu

2

1

0

5.5

CLO3,4,5,6,7,8

11-12

Chương 5 – Một số vấn đề then chốt trong quản lý toàn cầu (tiếp)

4

2

0

11

CLO3,4,5,6,7,8

13-15

Hội thảo quản lý toàn cầu

0

3

22.5

16.5

CLO1,2,3,4,5,6,7,8

Tổng cộng (giờ)

30

15

22.5

82.5

 

3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Thang điểm: 10

- Các thành phần đánh giá

 

Hình thức

Nội dung đánh giá

Tiêu chí đánh giá

CLO

Trọng số

 

Đánh giá  quá trình

 

Chuyên cần

 

Số lần có mặt trên lớp + tham gia vào bài học

 

7,8

 

10%

Kiểm tra giữa kỳ

Viết tiểu luận và thuyết trình theo nhóm hoặc thi viết giữa kỳ

Thuyết trình 30 phút và trả lời câu hỏi hoặc thi viết giữa kỳ 45 phút

1,2,5,6,7

40%

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

Thi viết cuối kỳ (tự luận)

Bài kiểm tra lý thuyết + tự luận (60-90 phút)

3,4,5,6

50%

 

 

 

Tổng:

100%

 

Tiêu chí đánh giá

 

  • Bài báo cáo trình bày tại hội thảo mini

 

  • Hình thức: 1 slide và một tóm tắt tổng thể 2-3 trang A4
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi               2 điểm

+ Trình bày đảm bảo logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế     5 điểm

+ Thể hiện trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 1 điểm

+ Ngôn ngữ và phong cách trình bày dễ hiểu, thuyết phục 2 điểm

 

 

  • Bài nghiên cứu cuối kỳ

 

  • Hình thức: Sử dụng quy định của Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (JIEM)
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí       3 điểm

+ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế       4 điểm

+ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú       1 điểm

+ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng quy định       1 điểm

+ Sáng tạo trong cách trình bày       1 điểm

 

 

  • Thi giữa kỳ

 

  • Hình thức: Thi viết trên giấy hoặc trên máy
  • Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
  • Đề thi bao gồm tự luận và/hoặc trắc nghiệm trong thời gian từ 45- 60 phút.

 

Lưu ý: hình thức thi và hoạt động gắn kết thực tiễn trong học phần có thể linh hoạt phụ thuộc vào tình hình thực tế.

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

14058225
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1099
14399
60700
13943281
48330
298110
14058225

Địa chỉ IP: 18.227.114.125
2024-05-05