Sidebar

Magazine menu

21
Thu, Nov

KTE315 - Quản lý số (Digital Governance)

Chương trình tiêu chuẩn Phân tích và đầu tư tài chính (áp dụng từ K62 trở đi)

User Rating: 3 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar InactiveStar Inactive
 

1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề quản lý trong kỷ nguyên chuyển đổi số với những thay đổi nhanh chóng về cấu trúc định hình bởi các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, 5G... Sự thay đổi này đi kèm với việc gắn kết không gian ảo với không gian vật lý, đưa lại những tiềm năng mới cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng mang đến những vấn đề xã hội mới và cuối cùng tác động sâu sắc đến đời sống con người. Không gian ảo trở lên quá phức tạp để có thể nắm bắt theo những cách truyền thống trong không gian vật lý. Các cơ chế quản lý hiện tại chưa được thiết kế phù hợp để giải quyết các vấn đề nói trên. Luật pháp không còn có thể xác định được các rủi ro cần kiểm soát khi công nghệ và mô hình kinh doanh thay đổi quá nhanh chóng. Các quy tắc thị trường hiện tại không đủ khả năng khắc phục vấn đề bất đối xứng thông tin giữa nền tảng số và người dùng để có thể đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng trên không gian số. Học phần thảo luận và gợi mở về cách thức thiết kế lại công nghệ, luật pháp và thị trường để có thể kiểm soát các rủi ro đang ngày càng tăng và tối đa hóa quá trình đổi mới sáng tạo.

2. NỘI DUNG HỌC PHẦN 

Buổi

Chương

Phương pháp tổ chức dạy học

Kiểm tra, đánh giá

Đóng góp vào CLO

Số tiết trên lớp

Thuyết trình, tiểu luận, bài tập lớn 

Tự học, tự chuẩn bị

Lý thuyết

Bài tập, thảo luận, thực hành

    1-2

Chương 1 - Các thách thức và sự thay đổi mục tiêu quản lý trong kỷ nguyên chuyển đổi số

4

2

3

11

Xem mục 5.2.

1,3,4,5,6

3

Chương 2 – Một số vấn đề công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

2

1

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

1,3,4,5,6

4-5

Chương 3 – Sự thay đổi của thị trường và điều tiết thị trường trong kỷ nguyên chuyển đổi số

4

2

3

11

Xem mục 5.2.

1,3,4,5,6

  6

Chương 4: Thiết kế kiến trúc số thành hạ tầng xã hội trong Society 5.0

2

1

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

4,5,6

7-8

Chương 5 – Vai trò chính phủ và doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

4

2

3

11

Xem mục 5.2.

2,3,4,5,6

9

Nghiên cứu tình huống

2

1

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

1,2,34,5,6,7,8

10

Kiểm tra giữa kỳ

3

0

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

3, 4,5,6

11

Chương 6: Vai trò của cá nhân và cộng đồng trong kỷ nguyên chuyển đổi số

3

0

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

1,2,3

  12

Seminar 

0

3

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

4,5,6,7,8

  13

Hội thảo mini Quản lý số

0

3

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

4,5,6,7,8

  14

Hội thảo mini Quản lý số

3

0

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

4,5,6,7,8

  15

Hội thảo mini Quản lý số

3

0

1,5

5,5

Xem mục 5.2.

4,5,6,7,8

            Tổng cộng:

30

15

22,5

82,5

   

3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Thang điểm: 10

- Phương pháp, hình thức đánh giá

 

Phương pháp

Nội dung

Hình thức

CLO

Tỷ lệ

Đánh giá quá trình

Chuyên cần

 Sinh viên phải tham gia đầy đủ các bài giảng, hoàn thành tất cả các bài tập và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

Đi học, làm bài đầy đủ và phát biểu trên lớp

1,2,3,4,5,6

10%

Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ

Các nội dung được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần

Kiểm tra viết / Báo cáo giữa kỳ

1,2,3,4,5,6

40%

Đánh giá tổng kết

Thi hết học phần

Các nội dung được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần

Bài nghiên cứu cuối kỳ

1,2,5,6,7,8

50%

 

Tổng

 

 

 

100%

Tiêu chí đánh giá

 

  • Bài báo cáo trình bày tại hội thảo mini

 

  • Hình thức: 1 slide và một tóm tắt tổng thể 2-3 trang A4
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi               2 điểm

+ Trình bày đảm bảo logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế     5 điểm

+ Thể hiện trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 1 điểm

+ Ngôn ngữ và phong cách trình bày dễ hiểu, thuyết phục 2 điểm

 

 

  • Bài nghiên cứu cuối kỳ

 

  • Hình thức: Sử dụng quy định của Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (JIEM)
  • Nội dung: Chủ đề đã được phân công
  • Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý       3 điểm

+ Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế       4 điểm

+ Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú       1 điểm

+ Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng quy định       1 điểm

+ Sáng tạo trong cách trình bày       1 điểm

 

 

  • Thi giữa kỳ

 

  • Hình thức: Thi viết trên giấy hoặc trên máy
  • Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
  • Đề thi bao gồm tự luận và/hoặc trắc nghiệm trong thời gian từ 45- 60 phút.

 

Lưu ý: hình thức thi và hoạt động gắn kết thực tiễn trong học phần có thể linh hoạt phụ thuộc vào tình hình thực tế.

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

19862167
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
29331
34206
120371
19585118
445468
3184527
19862167

Địa chỉ IP: 18.118.144.199
2024-11-21