Sidebar

Magazine menu

04
Wed, Dec

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC GỬI SINH VIÊN ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI VÀ TIẾP NHẬN SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI

Văn bản của nhà trường

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-ĐHNT Ngày 29/12/2006 của Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương)

 

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này điều chỉnh việc gửi sinh viên đi học tập, nghiên cứu, giao lưu tại nước ngoài và tiếp nhận sinh viên                 nước ngoài học tập, nghiên cứu, giao lưu tại Trường Đại học   Ngoại thương.

Điều 2. Các căn cứ xây dựng

  1. Điều lệ trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ).
  2. Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  3. Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
  4. Quy chế Đào tạo sau đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
  5. Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
  6. Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
  7. Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo (ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 39/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/8/2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Trường nước ngoài: bao gồm các trường đại học, học viện hoặc cơ sở đào tạo tại nước ngoài đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, nghiên cứu hoặc trao đổi sinh viên với Trường Đại học Ngoại thương.
  2. Chương trình liên kết: bao gồm các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu, giao lưu ký kết giữa Trường Ðại học Ngoại thương và trường nước ngoài.
  3. Sinh viên nước ngoài: bao gồm sinh viên, học viên mang quốc tịch nước ngoài đến học tập, nghiên cứu, giao lưu tại Trường Đại học Ngoại thương.

Chương II

GỬI SINH VIÊN ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI

Điều 4. Các chương trình gửi sinh viên đi học                     nước ngoài

  1. Chương trình trao đổi sinh viên: sinh viên sẽ được cử đi học tại trường đại học nước ngoài một học kỳ hoặc một năm sau đó quay về tiếp tục hoàn thành chương trình đại học của Trường Đại học Ngoại thương (bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Ngoại thương cấp).
  2. Chương trình đào tạo tích hợp lấy bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ: sinh viên đã thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại thương hoặc thí sinh tự do thỏa mãn các yêu cầu nhập học sẽ được tham gia chương trình đào tạo; sinh viên sẽ học một phần chương trình tại Trường Ðại học Ngoại thương (thông thường là một nửa thời gian) và một phần chương trình tại trường nước ngoài; sau khi hoàn thành chương trình sinh viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp do trường đại học nước ngoài cấp.
  3. Chương trình du học: sinh viên được gửi đến học tại các trường đối tác của Trường Đại học Ngoại thương và được nhận các ưu đãi theo thỏa thuận của chương trình hợp tác.
  4. Các chương trình khác: chương trình học ngoại ngữ; thực tập, khảo sát, nghiên cứu; giao lưu văn hóa.

Điều 5. Hồ sơ dự tuyển

  1. Hồ sơ nộp cho Trường Đại học Ngoại thương (gửi đến Phòng Hợp tác quốc tế), được làm bằng tiếng Việt, bao gồm:
  2. a) Đơn xin tham dự chương trình;
  3. b) Giấy chứng nhận đã nộp đủ học phí cho thời gian học tại Trường Đại học Ngoại thương (bản gốc) hoặc Biên lai thu phí kỳ học cuối cùng;
  4. c) Phí đăng ký tham gia chương trình được tính bằng tiền Việt Nam tương đương với 200 USD (Sinh viên không trúng tuyển sẽ được hoàn trả 50% phí đăng ký).
  5. Hồ sơ nộp cho trường nước ngoài, được làm bằng tiếng Anh, bao gồm:
  6. a) Đơn đăng ký;
  7. b) Thư giới thiệu bằng tiếng Anh (03 bản);
  8. c) Bảng điểm các học kỳ đã học đại học (bằng tiếng Anh);
  9. d) Chứng chỉ ngoại ngữ (TOEFL, IELTS...);
  10. e) 02 ảnh 4x6, nền trắng;
  11. f) Phí đăng ký (theo quy định của trường nước ngoài).

Điều 6. Giải quyết các vấn đề phát sinh ở nước ngoài

Trong trường hợp có các vấn đề đặc biệt phát sinh khi đang học tập tại nước ngoài, sinh viên liên hệ với Văn phòng Quản lý sinh viên quốc tế tại trường đang theo học để yêu cầu giúp đỡ              giải quyết.

Phòng Hợp tác quốc tế sẽ phối hợp với Văn phòng Quản lý sinh viên quốc tế của trường nước ngoài để giải quyết các vấn đề có liên quan tại Việt Nam.

Điều 7. Bảo lưu kết quả học tập

  1. Sinh viên do Trường Đại học Ngoại thương gửi đi học tập tại nước ngoài có quyền bảo lưu kết quả học tập và quay trở lại học tiếp tại Trường Đại học Ngoại thương theo quy định hiện hành.
  2. Thời gian bảo lưu tối đa là 03 năm kể từ ngày ngừng học. Thời gian bảo lưu sẽ được tự động điều chỉnh theo các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu có.

Điều 8. Chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chỉ) từ trường nước ngoài

Sinh viên được phép chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chỉ) của trường nước ngoài sang đơn vị học trình (hoặc tín chỉ) của các môn học tương đương tại Trường Đại học Ngoại thương theo thỏa thuận đã ký kết giữa hai trường hoặc giữa các cơ quan quản lý giáo dục của 2 nước.

Điều 9. Hồ sơ xin phép tái nhập học vào Trường Đại học Ngoại thương

  1. a) Đơn xin phép tái nhập học tại Trường Đại học Ngoại thương;
  2. b) Bảng điểm các môn đã học hoặc nghiên cứu tại trường nước ngoài (bản gốc);
  3. c) Bản sao bằng tốt nghiệp của trường nước ngoài (nếu có);
  4. d) Lệ phí xét duyệt tái nhập học (nộp bằng tiếng Việt Nam tương đương với 50 USD).

Đối với sinh viên xin chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chỉ), cần nộp thêm bản mô tả các môn học xin chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chí).

Chương III

TIẾP NHẬN SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI

Điều 10. Các chương trình tiếp nhận sinh viên                  nước ngoài

  1. Chương trình cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc ngoại ngữ.
  2. Chương trình trao đổi đào tạo ngắn hạn (1 năm trở xuống).
  3. Chương trình thực tập, khảo sát, nghiên cứu.
  4. Chương trình học tiếng Việt.
  5. Chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa.

Điều 11. Các đầu mối thông tin và quản lý

  1. Phòng Hợp tác quốc tế: cung cấp thông tin về các chương trình; tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cung cấp thông tin và hỗ trợ hoàn thành thủ tục xuất nhập cảnh, xin gia hạn thị thực; phối hợp quản lý sinh viên.
  2. Phòng Quản lý Ðào tạo (phụ trách các chương trình bậc đại học): sắp xếp chương trình học và thời khóa biểu; quản lý quá trình học tập của sinh viên; cung cấp bảng điểm và các loại giấy chứng nhận học tập.
  3. Khoa Sau Đại học (phụ trách các chương trình bậc cao học): sắp xếp chương trình học và thời khóa biểu; quản lý quá trình học tập của học viên; cung cấp bảng điểm và các loại giấy chứng nhận học tập.
  4. Phòng Quản trị - Thiết bị (bao gồm cả Phòng Y tế, Ban Bảo vệ): quản lý cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị... ); hỗ trợ các vấn đề về đời sống, sức khỏe, bảo hiểm y tế và an ninh; cung cấp hoặc hỗ trợ thông tin và dịch vụ y tế, ăn, ở, đi lại...
  5. Phòng Kế hoạch - Tài chính: thu hoặc hoàn trả các khoản học phí, lệ phí, ký quỹ, ký gửi... và cung cấp các dịch vụ quản lý tài chính khác.
  6. Đoàn Thanh niên: tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu... cho sinh viên nước ngoài.
  7. Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên: cung cấp thông tin về các chính sách, luật pháp Việt Nam; chăm sóc, bồi dưỡng về mặt tinh thần, tư tưởng cho sinh viên.

Điều 12. Điều kiện nhập học

  1. Có đủ trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn đáp ứng các yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo:
  2. a) Đối với bậc đào tạo đại học: ứng viên đã tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông hoặc tương đương.
  3. b) Đối với bậc đào tạo thạc sỹ: ứng viên đã tốt nghiệp đại học ngành học phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sỹ đăng ký dự học.
  4. c) Đối với bậc đào tạo tiến sỹ: ứng viên đã tốt nghiệp bậc thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sỹ đăng ký dự học; hoặc tốt nghiệp bậc đại học phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sỹ và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
  5. d) Đối với các chương trình hợp tác giữa Trường Ðại học Ngoại thương và trường nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng được các yêu cầu mà chương trình quy định.
  6. e) Đối với các chương trình ngắn hạn, học tiếng Việt: ứng viên phải đáp ứng được các quy định của chương trình.
  7. Có đủ trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình, cụ thể như sau:
  8. a) Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  9. i) Có chứng chỉ tiếng Việt.
  10. ii) Đã tốt nghiệp chương trình phổ thông trung học, đại học hoặc thạc sỹ giảng dạy bằng tiếng Việt trong vòng 5 năm tính đến ngày đăng ký.

 Thi đạt kỳ thi tiếng Việt do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức.

  1. b) Đối với các chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ, phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  2. i) Có chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng.
  3. ii) Tốt nghiệp chương trình phổ thông trung học, đại học hoặc thạc sỹ giảng dạy bằng ngoại ngữ tương ứng trong vòng 5 năm tính đến ngày đăng ký.

iii) Có quốc tịch là quốc gia sử dụng ngoại ngữ tương ứng làm ngôn ngữ chính thức.

  1. iv) Thi đạt kỳ thi ngoại ngữ tương ứng do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức.
  2. Có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, giao lưu có xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền.
  3. Có đủ khả năng về tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Trường Đại học Ngoại thương được một tổ chức hợp pháp xác nhận.
  4. Thi đỗ kỳ thi tuyển sinh đầu vào (nếu chương trình có yêu cầu).

Điều 13. Hồ sơ dự tuyển

  1. Bậc đại học lấy bằng cử nhân, chứng chỉ ngắn hạn, hoặc học tiếng Việt:
  2. a) Đơn xin học;
  3. b) Giấy giới thiệu của Đại sứ quán hoặc cơ quan chức năng khác (nếu có);
  4. c) Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương (photo công chứng);
  5. d) Chứng chỉ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ (nếu đăng ký vào chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ);
  6. e) Giấy chứng nhận sức khỏe;
  7. f) Chứng minh đủ điều kiện tài chính (giấy bảo lãnh hoặc bản sao kê tài khoản tại ngân hàng với số dư tối thiểu là                  500 USD);
  8. g) 02 ảnh 4x6, nền trắng;
  9. h) Photo hộ chiếu và visa (nếu có);
  10. i) Phí đăng ký.
  11. Bậc thạc sỹ, tiến sỹ hoặc chương trình nghiên cứu, khảo sát, thực tập:
  12. a) Đơn xin học;
  13. b) Đề cương nghiên cứu và thuyết minh đề cương (đối với ứng viên đăng ký học tiến sỹ hoặc sang nghiên cứu hoặc thực tập);
  14. c) Danh sách và trích dẫn các công trình nghiên cứu, bài báo đã được công bố của ứng viên (đối với ứng viên đăng ký học tiến sỹ);
  15. d) Thư giới thiệu (02 bản do 2 người giới thiệu);
  16. e) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ (photo công chứng);
  17. f) Bảng điểm đại học hoặc thạc sỹ (bản gốc);
  18. g) Giấy chứng nhận sức khỏe;
  19. h) Chứng minh đủ điều kiện tài chính (giấy bảo lãnh hoặc bản sao kê tài khoản tại ngân hàng với số dư tối thiểu là 000 USD);
  20. i) Photo hộ chiếu và visa (nếu có);
  21. k) 02 ảnh 4x6, nền trắng;
  22. l) Phí đăng ký.
  23. Tham gia các chương trình giao lưu văn hóa:
  24. a) Đơn đăng ký;
  25. b) Giấy giới thiệu của trường đang theo học;
  26. c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
  27. d) Photo hộ chiếu và visa (nếu có);
  28. e) 02 ảnh 4x6, nền trắng;
  29. f) Phí đăng ký.
  30. Phí đăng ký:
  31. a) Phí đăng ký chương trình đại học hoặc thạc sỹ được tính bằng tiền Việt Nam tương đương với 25 USD.
  32. b) Phí đăng ký chương trình tiến sỹ hoặc nghiên cứu, thực tập được tính bằng tiền Việt Nam tương đương với 50 USD.
  33. c) Các chương trình khác sẽ quy định mức phí đăng ký cụ thể. Phí đăng ký đã nộp sẽ không được hoàn lại và có thể được điều chỉnh theo từng năm học.

Điều 14. Thời gian đăng ký và nhập học

  1. Bậc đại học, thạc sỹ:
  2. a) Kỳ 1 (Mùa Thu):

- Đăng ký: chậm nhất là 15/7.

- Nhập học: 5/9 đối với sinh viên năm thứ nhất, 15/8 đối với sinh viên năm thứ hai trở lên.

Kỳ 2 (Mùa Xuân):

Đăng ký: chậm nhất là 30/11 của năm trước.

- Nhập học: 15/1.

  1. Bậc tiến sỹ hoặc nghiên cứu, thực tập: không giới hạn thời gian.

Điều 15. Học phí

  1. Chương trình đại học:

Giảng dạy bằng tiếng Việt: 1.500 USD/năm học.

Giảng dạy bằng ngoại ngữ: 2.000 USD/năm học.

  1. Chương trình thạc sỹ:

Giảng dạy bằng tiếng Việt: 2.000 USD/năm học.

Giảng dạy bằng ngoại ngữ: 2.500 USD/năm học.

  1. Chương trình nghiên cứu sinh, chuyên đề: 1.500 USD/năm.

Các mức học phí trên bao gồm cả tiền ở ký túc xá.

Ghi chú: Mức học phí trên có thể thay đổi theo từng               năm học

Điều 16. Thủ tục tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ dự tuyển

  1. Sinh viên nộp hồ sơ dự tuyển đến Phòng Hợp tác quốc tế của Trường Ðại học Ngoại thương và nộp lệ phí tại Phòng Kế hoạch - Tài chính (hoặc chuyển khoản).

Địa chỉ gửi hồ sơ dự tuyển:

Phòng Hợp tác quốc tế (Tầng 9 - Nhà A), Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Hà Nội, Việt Nam.

Tel: 84. 4. 8345359; Fax: 84. 4. 8343605; Email: qhqt@ftu. edu. vn

Tài khoản ngân hàng để chuyển phí đăng ký:

Tên tài khoản: Trường Đại học Ngoại thương

Số tài khoản: 0011370079569

Địa chỉ chủ tài khoản: 91 Chùa Láng, Hà Nội, Việt Nam. Ngân hàng: Vietcombank

Địa chỉ ngân hàng: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội,                    Việt Nam.

  1. Sinh viên sẽ nhận được thư thông báo sau 04 tuần kể từ khi hết hạn nộp hồ sơ.

Điều 17. Hộ chiếu và thị thực (visa)

  1. Hộ chiếu: Sinh viên có trách nhiệm duy trì thời hạn hiệu lực của hộ chiếu trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Ðại học Ngoại thương. Trước khi hết hạn hộ chiếu 30 ngày, sinh viên phải liên hệ với Đại sứ quán của nước mình tại Việt Nam để xin gia hạn hoặc cấp mới hộ chiếu.
  2. Thị thực: Sinh viên có trách nhiệm xin thị thực trước khi đến Trường Đại học Ngoại thương học tập. Nếu thị thực của sinh viên hết hạn khi đang học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại thương, sinh viên phải liên hệ với Phòng Hợp tác quốc tế chậm nhất là 20 ngày trước khi hết hạn thị thực để xin gia hạn.

Điều 18. Khai báo tạm trú, tạm vắng

  1. Sinh viên ở tại ký túc xá hoặc nhà khách thuộc phạm vi quản lý của Trường Ðại học Ngoại thương phải làm thủ tục khai báo tạm trú tại Phòng Hợp tác quốc tế. Trước khi hết thời hạn tạm trú 20 ngày, sinh viên có trách nhiệm thông báo cho Phòng Hợp tác quốc tế để xin tiếp tục được tạm trú tại Việt Nam.
  2. Sinh viên trú tại địa điểm ngoài phạm vi quản lý của nhà trường phải đề nghị chủ nhà trọ làm thủ tục khai báo tạm trú.
  3. Sinh viên muốn tạm thời rời khỏi Việt Nam phải thông báo cho Phòng Hợp tác quốc tế 7 ngày trước khi rời khỏi Việt Nam để làm thủ tục tạm vắng với cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 19. Bảo hiểm y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe

  1. Sinh viên nước ngoài học tập, nghiên cứu trên 1 năm tại Trường Đại học Ngoại thương sẽ được mua bảo hiểm y tế theo chế độ tương tự như của sinh viên Việt Nam hoặc theo yêu cầu của sinh viên. Các đối tượng khác sẽ mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong chương trình liên kết.
  2. Phòng Y tế Trường Ðại học Ngoại thương cung cấp các dịch vụ y tế bao gồm chăm sóc sức khỏe thông thường và sơ cứu ban đầu cho sinh viên từ 8h00 - 12h00 và 13h30 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ).
  3. Trong trường hợp khẩn cấp, sinh viên có thể gọi cấp cứu (số điện thoại 115) để đi cấp cứu tại bệnh viện có đăng ký bảo hiểm y tế hoặc bất kỳ bệnh viện nào; các giấy tờ cần thiết có thể xuất trình cho bệnh viện sau khi đã cấp cứu xong. Các chi phí không nằm trong bảo hiểm sẽ do sinh viên tự thanh toán.

Điều 20. Tốt nghiệp

  1. Sinh viên nước ngoài hoàn thành các môn học theo chương trình đã đăng ký sẽ được cấp bằng hoặc chứng chỉ theo quy định của chương trình.
  2. Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học tại Trường Ðại học Ngoại thương và bảng điểm các môn đã học.

Điều 21. Các quy định khác

  1. Học bổng, hỗ trợ tài chính: Sinh viên nước ngoài có quyền đăng ký các hình thức học bổng hoặc hỗ trợ tài chính tại Trường Ðại học Ngoại thương theo quy định hiện hành.
  2. Làm việc ngoài giờ học: Sinh viên được phép làm việc tối đa 15 tiếng/tuần. Sinh viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định về lao động và phải nộp thuế thu nhập theo đúng luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
  3. Hoạt động ngoại khóa: Sinh viên nước ngoài được phép tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cường giao lưu và hiểu biết với sinh viên Việt Nam. Sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài phạm vi quản lý của Nhà trường phải tự chịu trách nhiệm các hành vi của mình.
  4. Chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chỉ): Sinh viên được phép chuyển đổi đơn vị học trình (hoặc tín chỉ) của trường nước ngoài sang đơn vị học trình (hoặc tín chỉ) của các môn học tương đương tại Trường Đại học Ngoại thương theo thỏa thuận đã ký kết giữa hai trường hoặc giữa các cơ quan quản lý giáo dục của 2 nước.

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

20127931
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
585
12358
24882
19940052
42468
668764
20127931

Địa chỉ IP: 18.97.14.81
2024-12-04