Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT/các trường THPT quốc tế
- Thời gian đăng ký nguyện vọng: từ ngày 22/05/2023 đến 17h00 ngày 31/05/2023.
I. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký
1. Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật của các trường THPT trọng điểm quốc gia/ THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên)
1.1. Đối với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT (không bao gồm các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ)
- Tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá hoặc Toán-Văn đạt từ 8,5 trở lên (tính chung bình chung của 02 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
1.2. Đối với các chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Anh |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Nhật |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Pháp |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Trung |
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn tiếng Anh trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức, hoặc Điểm bài thi môn tiếng Nhật (bao gồm điểm của các phân môn Nghe hiểu, Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu và Viết luận) trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) đạt từ 220 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên. |
Bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp, hoặc đặt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên. |
2. Đối với thí sinh hệ không chuyên (hoặc hệ chuyên, lớp chuyên môn khác với các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của trường).
2.1. Đối với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT (không bao gồm các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ)
- Tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
- Có điểm trung bình chung học tập của 05 học kỳ năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá đạt từ 9,0 trở lên hoặc Toán-Văn đạt từ 8,8 trở lên (tính trung bình chung của 02 môn, làm tròn đến một chữ số thập phân);
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) có điểm đạt từ 180 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên
2.2. Đối với chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Anh |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Nhật |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Pháp |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Trung |
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn tiếng Anh trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức, hoặc Điểm bài thi môn tiếng Nhật (bao gồm điểm của các phân môn Nghe hiểu, Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu và Viết luận) trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) đạt từ 220 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên. |
Bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp, hoặc đặt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên. |
3. Đối với thí sinh có các chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT hoặc A-level
3.1. Đối với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT (không bao gồm các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ)
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ SAT từ 1260 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ ACT từ 27 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ A- Level với điểm môn Toán (Mathematics) đạt từ điểm A trở lên. Các chứng chỉ được cấp trong thời gian 03 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) có điểm đạt từ 180 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Anh trở lên.
3.2. Đối với chương trình Chất lượng cao ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ SAT từ 1260 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ ACT từ 27 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ A- Level với điểm môn Toán (Mathematics) đạt từ điểm A trở lên. Các chứng chỉ được cấp trong thời gian 03 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Anh |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Nhật |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Pháp |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Trung |
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn tiếng Anh trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức, hoặc Điểm bài thi môn tiếng Nhật (bao gồm điểm của các phân môn Nghe hiểu, Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu và Viết luận) trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) đạt từ 220 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên. |
Bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên. |
Chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp, hoặc đặt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên. |
Lưu ý: Thí sinh tốt nghiệp THPT do nước ngoài cấp bằng phải kiểm định bằng tốt nghiệp theo quy định của Việt Nam.
II. Quy trình đăng ký và nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng
Các bước thực hiện nộp hồ sơ:
Bước 1: Thí sinh đăng ký/tạo tài khoản trên hệ thống xét tuyển riêng của Trường tại website https://tuyensinh.ftu.edu.vn.
Đối với các thí sinh đã có tài khoản, chuyển sang thực hiện Bước 2.
Bước 2: Thí sinh đăng ký nguyện vọng, tải các hồ sơ cần thiết (bản file) theo yêu cầu và in phiếu đăng ký xét tuyển trên Hệ thống xét tuyển trực tuyến của Trường tại website https://tuyensinh.ftu.edu.vn từ ngày 22/05/2023 đến 17h00 ngày 31/05/2023.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
- Tất cả thí sinh phải chuẩn bị:
- Phiếu đăng ký xét tuyển đúng quy định ở Bước 2;
- Học bạ THPT hoặc Xác nhận kết quả học tập 5 học kỳ năm lớp 10, 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 (bản công chứng) hoặc Chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT (bản copy) – nếu có hoặc A-level (bản công chứng) – nếu có;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế (bản công chứng);
- Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (bản công chứng);
- Các giấy tờ minh chứng ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách (bản công chứng, nếu có);
- Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật cần chuẩn bị thêm:
- Giấy xác nhận học hệ chuyên theo quy định của Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên và thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên (theo mẫu của trường Đại học Ngoại thương, bản gốc) hoặc Giấy báo trúng tuyển vào hệ chuyên, trường chuyên (bản công chứng).
Bước 4: Gửi/nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện/chuyển phát nhanh trước 17h00 ngày 31/05/2023 (nếu nộp bằng đường bưu điện/ chuyển phát nhanh tính theo dấu bưu điện/ chuyển phát nhanh).
Lưu ý: Sau khi có kết quả trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT), thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phải thực hiện các bước xác nhận nguyện vọng theo học theo hướng dẫn của Trường để hoàn tất quá trình đăng ký xét tuyển trên hệ thống xét tuyển của Trường.
III. Tổ chức xét tuyển:
1. Đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT
- Căn cứ xét tuyển: Xác định hồ sơ đủ điều kiện dựa trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu và điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển được xác định theo thang điểm 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân. Cụ thể như sau:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên giải (nếu có) + Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có)
Trong đó:
- M1, M2: là điểm trung bình chung học tập 05 học kỳ (bao gồm học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá hoặc Toán-Văn. Đối với các ngành ngôn ngữ thương mại, tổ hợp 02 môn xét tuyển là Toán- Văn;
- M3: Điểm quy đổi Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật;
- Điểm ưu tiên giải (nếu có): Các thí sinh đạt thêm giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn (Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật) hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của Trường được cộng điểm cụ thể như sau:
Giải Nhất |
: được cộng 04 (bốn) điểm |
Giải Nhì |
: được cộng 03 (ba) điểm |
Giải Ba |
: được cộng 02 (hai) điểm |
Giải Khuyến khích |
: được cộng 01 (một) điểm |
Lưu ý: Thí sinh đã dùng giải Học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ để quy đổi điểm M3 thì không được cộng thêm điểm ưu tiên cho giải này. Các thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm một lần ứng với giải cao nhất đạt được.
- Điểm ưu tiên đối tượng chính sách, điểm ưu tiên khu vực (nếu có):
Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và điểm ưu tiên khu vực thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Trường.
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực (nếu có) đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực = {[30 – (M1+M2+M3)]/7,5} × (Mức điểm ưu tiên đối tượng chính sách + Mức điểm ưu tiên khu vực)
2. Đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ năng lực quốc tế SAT/ACT/A-level
- Căn cứ xét tuyển: Xác định hồ sơ đủ điều kiện dựa trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu và điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển được xác định theo thang điểm 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân. Cụ thể như sau:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên giải (nếu có)+ Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có)
Trong đó:
- M1: là điểm quy đổi kết quả chứng chỉ SAT, chứng chỉ ACT hoặc điểm môn Toán (Mathematics) trong chứng chỉ A –Level;
- M2: là điểm quy đổi kết quả điểm môn bất kỳ khác môn Toán (Mathematics) trong chứng chỉ A-Level nếu thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level để xét tuyển;
- M3: Điểm quy đổi Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;
- Điểm ưu tiên giải (nếu có): Các thí sinh đạt thêm giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn (Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật) hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của Trường được cộng điểm cụ thể như sau:
Giải Nhất |
: được cộng 04 (bốn) điểm |
Giải Nhì |
: được cộng 03 (ba) điểm |
Giải Ba |
: được cộng 02 (hai) điểm |
Giải Khuyến khích |
: được cộng 01 (một) điểm |
Lưu ý: Thí sinh đã dùng giải Học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ để quy đổi điểm M3 thì không được cộng thêm điểm ưu tiên cho giải này. Các thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm một lần ứng với giải cao nhất đạt được.
- Điểm ưu tiên đối tượng chính sách, điểm ưu tiên khu vực (nếu có):
Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và điểm ưu tiên khu vực thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Trường.
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực (nếu có) đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực = {[30 – (M1+M2+M3)]/7,5} × (Mức điểm ưu tiên đối tượng chính sách + Mức điểm ưu tiên khu vực)
4. Nguyên tắc xét tuyển:
- Thí sinh sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
- Không giới hạn số lượng nguyện vọng và phương thức xét tuyển.
- Cách thức xét tuyển chung:
+ Thí sinh được xét tuyển bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách trúng tuyển, Trường sử dụng tiêu chí phụ xét trúng tuyển theo điểm trung bình chung học tập môn Toán và thứ tự ưu tiên nguyện vọng.
+ Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
- Trường hợp thí sinh đủ điều kiện tham gia cả phương thức 1, 2 và 5 và có nguyện vọng đăng ký cả 03 phương thức: Thí sinh được đăng ký đồng thời các phương thức trên hệ thống https://tuyensinh.ftu.edu.vn và sắp xếp theo thứ tự nguyện vọng của các phương thức theo hướng dẫn.