- MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Thực hiện KLTN là quá trình giúp sinh viên thể hiện khả năng vận dụng lý thuyết vào phân tích sâu, rộng một vấn đề có tính lý luận và có ý nghĩa thực tiễn trong chuyên ngành đào tạo, sinh viên vận dụng hệ thống kiến thức đã được trang bị trong chương trình đào tạo để giải quyết một vấn đề khoa học cụ thể, trong đó sinh viên đưa ra một hoặc một số hệ thống luận điểm của mình, và có phương pháp tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm đó. Ngoài ra, việc viết KLTN còn giúp sinh viên hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề một cách khoa học. Đây cũng là một minh chứng cụ thể về năng lực chuyên môn và nghề nghiệp của sinh viên.
- NỘI DUNG HỌC PHẦN
Tuần
Nội dung
Phân bổ thời gian
Đóng góp vào CLO
Số tiết trên lớp
Tiểu luận, bài tập lớn, thực tế
Tự học có hướng dẫn
Lý thuyết (thuyết giảng)
Thực hành, thảo luận
1
Tìm hiểu, xác định vấn đề nghiên cứu và đăng ký giáo viên hướng dẫn
30
1
2
Đăng ký đề tài với Khoa
Khoa tiến hành duyệt đề tài cho sinh viên
7.5
1
3
Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài nghiên cứu
22.5
1, 2, 3
4
Trao đổi với GVHD về đề cương chi tiết, thực hiện các bước viết KLTN theo đề cương chi tiết được GVHD duyệt
22.5
1, 2, 3
5
Xây dựng tổng quan nghiên cứu tại thời điểm viết KLTN
15
1, 2, 3
6
Thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
45
1, 2, 3, 4, 5
7
Phân tích dữ liệu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
60
3, 4, 5, 6
8
Phân tích ưu điểm và tồn tại của vấn đề nghiên cứu
60
3, 4, 5, 6
9
Đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
30
4, 5, 6, 7
10
Viết bản thảo KLTN
30
5, 7, 8, 9
11
Trao đổi với GVHD để hoàn thiện KLTN
45
6
12
Hoàn thiện KLTN
30
8, 9
Total
405
- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Kết quả học phần được quyết định bởi Hội đồng chấm Khoá luận tốt nghiệp do Hiệu trưởng quyết định.
TT
Tiêu chí
Điểm
tối đa
Nhận xét cụ thể
(nếu có)
Điểm chấm
(Có thể lẻ đến 1 số thập phân)
1
Hình thức trình bày: tuân thủ các qui định của Nhà trường về font chữ, cách dòng, chừa lề, số trang, trình bày các bảng số liệu, tài liệu tham khảo...
1,0
2
Phương pháp nghiên cứu: Tên các phương pháp, việc áp dụng các phương pháp đã liệt kê trong bài viết, tính hợp lý khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu.
1,0
3
Nội dung khoa học
6,0
3.1
Tính cấp thiết, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu được xác định rõ ràng, phù hợp; Ngôn ngữ sử dụng trong sáng, khoa học.
1,0
3.2
Kết cấu của đề tài: tính chặt chẽ, hợp lý, cân đối; sự phù hợp giữa tên các chương, mục với tên đề tài; sự phù hợp giữa nội dung các mục với tên đề mục và đề tài.
1,0
3.3
Nếu được cơ sở lý luận đầy đủ, vững chắc, cập nhật, gắn với nội dung nghiên cứu.
1,0
3.4
Phân tích thực trạng cụ thể, chi tiết, dựa trên cơ sở lý luận đã nêu, nêu được những tồn tại, hạn chế của thực tiễn và lý giải được nguyên nhân; số liệu, thông tin đầy đủ, cập nhật.
1,5
3.5
Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất...gắn kết với cơ sở lý luận và thực trạng, có tính cụ thể và khả thi.
1,5
4
Tài liệu tham khảo: phong phú, phù hợp, được trình bày trong danh mục và trích dẫn trong nội dung đúng quy định, từ các nguồn hàn lâm đáng tin cậy.
1,0
5
Điểm chuyên cần: dựa trên đánh giá của Người hướng dẫn khoa học về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên trong quá trình viết khoá luận (Bản nhận xét của Người hướng dẫn khoa học được đính kèm theo KLTN)
1,0
Tổng điểm
10
- Mỗi bài khoá luận tốt nghiệp (KLTN) được chấm độc lập bởi 2 giảng viên phản biện dựa trên các tiêu chí đánh giá và bản nhận xét của GVHD. Trưởng khoa chuyên môn phân công giảng viên có lĩnh vực chuyên môn phù hợp chấm KLTN của sinh viên và chịu trách nhiệm bảo mật danh sách giảng viên chấm KLTN.
- Phản biện chấm KLTN theo mẫu, ghi điểm vào phiếu chấm KLTN. Điểm KLTN có thể cho lẻ đến 1 chữ số sau dấu phẩy. Phiếu chấm KLTN được chuyển đến Ban thư ký chấm KLTN. Điểm của KLTN là điểm trung bình cộng của 2 phản biện chấm, làm tròn đến 01 (một) chữ số sau dấu phẩy.
- Trường hợp điểm của hai giảng viên chấm chênh nhau trên 2 (hai) điểm, bài khoá luận sẽ được phân cho phản biện số 3 chấm. Điểm cuối cùng là trung bình cộng của 3 phản biện