Ban hành theo Quyết định số 2661/QĐ-ĐHNT ngày 16/08/2023
- Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
Chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế có mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận được các vị trí chuyên gia tư vấn, chuyên gia phân tích hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế quốc tế trong các bộ, ban ngành, khối doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư. Chương trình được thiết kế nhằm đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá, nghiên cứu, thực hành các vấn đề kinh tế quốc tế một cách khoa học, logic và sáng tạo. Chương trình còn cung cấp cho các sinh viên tốt nghiệp các kỹ năng thực hành, ra quyết định và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế và các lĩnh vực liên quan khác. Các sinh viên tốt nghiệp sẽ nắm chắc các công cụ lý thuyết và thực hành, các kỹ năng cần thiết để học tập, nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập và hiệu quả đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
PO1: cung cấp kiến thức kinh tế học để phân tích từ cấp độ cá nhân, doanh nghiệp, đến cấp độ quốc gia và quốc tế;
PO2: cung cấp kiến thức về vai trò và tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế và duy trì cách tiếp cận vấn đề từ góc độ so sánh quốc tế;
PO3: đào tạo kỹ năng và các công cụ/phần mềm phân tích định tính và định lượng để đáp ứng những công việc đòi hỏi khả năng phân tích, tư vấn, dự báo cơ bản trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh, thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế;
PO4: đào tạo kỹ năng phân tích, ra quyết định đầu tư kinh doanh, tư vấn hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề đặc thù trong các lĩnh vực của kinh tế quốc tế;
PO5: rèn luyện sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có kỹ năng và phong cách làm việc đúng pháp luật, phù hợp với văn hóa Việt Nam, môi trường đa văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
PO6: rèn luyện tính sáng tạo, linh hoạt, có trách nhiệm cao, có ý thức phục vụ cộng đồng có khả năng gắn kết lý thuyết với thực hành.
- Chuẩn đầu ra
- Về kiến thức
PLO 1: Vận dụng được các kiến thức nền tảng về khoa học chính trị, khoa học xã hội, phương pháp luận, thế giới quan khoa học, công nghệ thông tin và các kiến thức giáo dục đại cương khác để học tập, nghiên cứu và làm việc suốt đời;
PLO 2: Phân tích được hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và tổng thể nền kinh tế và khu vực kinh tế từ góc độ kinh tế;
PLO 3: Phân tích được các vấn đề kinh tế quốc tế như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế có liên quan;
PLO 4: Vận dụng được các phương pháp thu thập số liệu và phân tích định tính, phân tích định lượng trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề kinh tế quốc tế và các lĩnh vực liên quan khác;
PLO 5: Áp dụng thành thạo các phương pháp phân tích kinh tế để giải quyết các tình huống, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế phát sinh trong thực tế hoạt động của các trong các bộ, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp;
- Về kỹ năng
PLO 6: Làm chủ quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc độc lập trong các dự án/đề tài liên quan đến kinh tế và kinh tế quốc tế;
PLO 7: Có thể kết hợp nhiều phương pháp giao tiếp, truyền đạt và tổng hợp thông tin, thuyết trình, đàm phán, lập luận, phản biện, sắp xếp ý tưởng , làm việc nhóm, lập kế hoạch, lãnh đạo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế và kinh tế quốc tế;
PLO 8: Sử dụng thông thạo tiếng Anh đủ bốn kỹ năng và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành KTQT, tương đương bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (ban hành theo thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông), sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm xử lý số liệu.
- Về mức độ tự chủ và trách nhiệm
PLO9: Có năng lực chủ động lập kế hoạch, triển khai, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; tự học tập, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
PLO10: Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi của bối cảnh toàn cầu, có năng lực dẫn dắt, chủ động hướng dẫn, giám sát công việc của các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ xác định;
PLO11: Có tư duy đổi mới sáng tạo và năng lực tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có khả năng bảo vệ được quan điểm cá nhân trước tập thể;
PLO12: Có bản lĩnh vượt qua các khó khăn, thử thách và có trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể cũng như ý thức phục vụ cộng đồng.
3.Khung chương trình đào tạo
Số TT |
Tên môn học |
Mã môn học |
Số TC |
Học phần tiên quyết |
|
1 |
Kiến thức giáo dục đại cương |
38 |
|
||
1.1 |
Lý luận chính trị |
|
11 |
|
|
1 |
Triết học Mác-Lênin |
TRI114 |
3 |
|
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác-Lênin |
TRI115 |
2 |
|
|
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
TRI116 |
2 |
TRI114 TRI115 |
|
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
TRI104 |
2 |
TRI114 TRI115 |
|
5 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of the Communist Party of Vietnam) |
TRI117 |
2 |
TRI114 TRI115 |
|
1.2 |
Khoa học xã hội, Nhân văn - Nghệ thuật, Toán - Tin học |
|
15 |
|
|
1.2.1 |
Học phần bắt buộc |
|
12 |
|
|
6 |
Toán cao cấp |
TOA105 |
3 |
|
|
7 |
Pháp luật đại cương |
PLU111 |
3 |
|
|
8 |
Tin học |
TIN206 |
3 |
|
|
9 |
Phát triển kỹ năng |
PPH101 |
3 |
|
|
1.2.2 |
Học phần tự chọn (Chọn 1 trong các môn sau) |
|
3 |
|
|
10 |
Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
PPH103 |
3 |
TIN206 PLU111 |
|
11 |
Tin học ứng dụng |
TIN203 |
3 |
TIN206 |
|
12 |
Tiếng Việt cơ bản 1 |
TVI100 |
3 |
|
|
1.3 |
Ngoại ngữ (với tiếng Anh, nếu đạt được trình độ của nhóm học phần khối giáo dục đại cương có thể lựa chọn học đủ 7 học phần của nhóm tiếng Anh chuyên ngành thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp theo quy định của Trường) |
|
12 |
|
|
13 |
Tiếng Anh học thuật và thương mại 1 |
EAB111 |
3 |
|
|
Ngoại ngữ 1 (Tiếng Pháp) |
TPH131 |
3 |
|
||
14 |
Tiếng Anh học thuật và thương mại 2 |
EAB121 |
3 |
EAB111 |
|
Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp) |
TPH132 |
3 |
TPH131 |
||
15 |
Tiếng Anh học thuật và thương mại 3 |
EAB231 |
3 |
EAB121 |
|
Ngoại ngữ 3 (Tiếng Pháp) |
TPH231 |
3 |
TPH132 |
||
16 |
Tiếng Anh học thuật và thương mại 4 |
EAB241 |
3 |
EAB231 |
|
Ngoại ngữ 4 (Tiếng Pháp) |
TPH232 |
3 |
TPH231 |
||
1.4 |
Giáo dục thể chất |
|
|
|
|
|
Giáo dục thể chất |
|
|
|
|
1.5 |
Giáo dục quốc phòng,an ninh |
|
|
|
|
|
Giáo dục quốc phòng |
|
|
|
|
2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
|
87 |
|
|
2.1 |
Kiến thức cơ sở (khối ngành, ngành) |
|
36 |
|
|
2.1.1 |
Học phần bắt buộc |
|
33 |
|
|
17 |
Kinh tế vi mô 1 |
KTE202 |
3 |
TOA105 |
|
18 |
Kinh tế vĩ mô 1 |
KTE204 |
3 |
TOA105 |
|
19 |
Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh |
KTE206 |
3 |
|
|
20 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
TOA201 |
3 |
TOA105 |
|
21 |
Kinh tế lượng 1 |
KTE218 |
3 |
TOA201 |
|
22 |
Lý thuyết tài chính |
TCH302 |
3 |
KTE202 |
|
23 |
Tổ chức ngành |
KTE408 |
3 |
KTE202 |
|
24 |
Tăng trưởng và phát triển |
KTE410 |
3 |
KTE204 |
|
|
Ngoại ngữ (bắt buộc) |
|
|
|
|
25 |
Tiếng Anh chuyên ngành 1 (Tiếng Anh thương mại nâng cao) |
ESP111 |
3 |
EAB241 |
|
Ngoại ngữ 5 (Tiếng Pháp) |
TPH331 |
3 |
TPH232 |
||
26 |
Tiếng Anh chuyên ngành 2 (Giao tiếp kinh doanh) |
ESP121 |
3 |
ESP111 |
|
Ngoại ngữ 6 (Tiếng Pháp) |
TPH312 |
3 |
TPH232 |
||
27 |
Tiếng Anh chuyên ngành 3 (Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế) |
ESP231 |
3 |
ESP121 |
|
Ngoại ngữ 7 (Tiếng Pháp) |
TPH431 |
3 |
TPH232 |
||
2.1.2 |
Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần sau) |
|
3 |
|
|
28 |
Kinh tế số |
KTE214 |
3 |
|
|
29 |
Tiền tệ - Ngân hàng |
TCH303 |
3 |
KTE204 |
|
30 |
Lập trình cho phân tích dữ liệu và tính toán khoa học |
TIN314 |
3 |
|
|
2.2 |
Kiến thức ngành |
|
27 |
|
|
2.2.1 |
Học phần bắt buộc |
|
24 |
|
|
31 |
Kinh tế quốc tế 1 |
KTE216 |
3 |
KTE202 |
|
32 |
Kinh tế vi mô 2 |
KTE401 |
3 |
KTE202 |
|
33 |
Kinh tế vĩ mô 2 |
KTE402 |
3 |
KTE204 |
|
34 |
Kinh tế lượng 2 |
KTE318 |
3 |
KTE218 |
|
35 |
Kinh tế phát triển |
KTE406 |
3 |
KTE202 |
|
36 |
Kinh tế môi trường |
KTE404 |
3 |
KTE202 |
|
37 |
Kinh tế công cộng |
KTE407 |
3 |
KTE202 |
|
38 |
Kinh tế học tài chính |
TCH341 |
3 |
KTE401 |
|
2.2.2 |
Học phần tự chọn (Chọn 1 trong số các môn sau) |
|
3 |
|
|
39 |
Cơ sở dữ liệu |
TIN313 |
3 |
|
|
40 |
Dự báo trong kinh tế và kinh doanh |
KTE418 |
3 |
KTE318 |
|
41 |
Số hóa trong nền kinh tế mở (Digitalization in open economies) |
KTE215 |
3 |
|
|
42 |
Đổi mới sáng tạo |
TMA319 |
3 |
|
|
43 |
Quản trị đổi mới |
QTR424 |
3 |
|
|
2.3 |
Kiến thức chuyên ngành |
24 |
|
||
2.3.1 |
Học phần bắt buộc |
|
15 |
|
|
44 |
Kinh tế quốc tế 2 |
KTE316 |
3 |
KTE216 |
|
45 |
Đầu tư quốc tế |
DTU310 |
3 |
|
|
46 |
Tài chính quốc tế |
TCH414 |
3 |
TCH302 |
|
47 |
Kinh tế chính trị quốc tế |
KTE303 |
3 |
KTE216 |
|
48 |
Toàn cầu hóa kinh tế |
KTE326 |
3 |
KTE216 |
|
2.3.2 |
Học phần tự chọn (Chọn 3 trong số các học phần sau) |
|
9 |
|
|
49 |
Đàm phán kinh tế quốc tế |
KTE327 |
3 |
KTE216 |
|
50 |
Kinh tế khu vực |
KTE302 |
3 |
KTE204 |
|
51 |
Phân tích chi phí-lợi ích |
KTE314 |
3 |
KTE202 |
|
52 |
Kinh tế xanh |
KTE330 |
3 |
KTE202 |
|
53 |
Kinh tế du lịch |
KTE321 |
3 |
KTE202 |
|
54 |
Thương mại và phát triển |
KTE421 |
3 |
KTE216 |
|
55 |
Thương mại và môi trường |
KTE420 |
3 |
KTE216 |
|
56 |
Kinh tế thông tin bất cân xứng |
KTE405 |
3 |
KTE401 |
|
57 |
Kinh tế học quản lý |
KTE428 |
3 |
KTE202 |
|
58 |
Tài chính doanh nghiệp |
TCH321 |
3 |
KTE202 |
|
59 |
Pháp luật thương mại quốc tế |
PLU422 |
3 |
PLU111 |
|
60 |
Giao dịch thương mại quốc tế |
TMA302 |
3 |
|
|
61 |
Thanh toán quốc tế |
TCH412 |
3 |
TCH302 |
|
62 |
Nguyên lý kế toán |
KET201 |
3 |
|
|
63 |
Kỹ năng lãnh đạo |
QTR203 |
3 |
|
|
64 |
Các vấn đề phát triển đương đại |
KTE440 |
3 |
KTE202 |
|
65 |
Quản lý công |
KTE331 |
3 |
KTE202 |
|
66 |
Chính sách công |
KTE441 |
3 |
KTE202 |
|
67 |
Kinh tế về biến đổi khí hậu |
KTE207 |
3 |
KTE202 |
|
68 |
Kinh tế tuần hoàn |
KTE210 |
3 |
KTE202 |
|
69 |
Thiết kế và phân tích dữ liệu khảo sát |
KTE209 |
3 |
|
|
2.4 |
Thực tập giữa khóa |
|
|
|
|
70 |
Thực tập giữa khóa |
KTE504 |
3 |
|
|
2.5 |
Học phần tốt nghiệp |
|
9 |
|
|
71 |
Khóa luận tốt nghiệp |
KTE526 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
137 |
|