Sidebar

Magazine menu

19
Fri, Apr

Frequently Asked Questions - All FAQs

FAQs - All FAQs

Địa chỉ: P.202 - Nhà A - ĐH Ngoại thương - 91 Phố Chùa Láng - Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội.

Các chương trình đào tạo đặc biệt của Nhà trường là các chương trình sử dụng ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh, cụ thể gồm các chương trình tiên tiến (ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng), chương trình chất lượng cao (ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng) và các chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế (Ngành Kế toán - Kiểm toán và ngành Kinh doanh quốc tế)

Chi tiết như sau:

I - Các chương trình tiên tiến

1. Chương trình tiên tiến ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

Đối tượng tuyển sinh: toàn bộ Tân sinh viên, có điểm sàn đạt sàn của ngành Kinh tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

- Văn phòng Chương trình tiên tiến kinh tế

 

 

2. Chương trình tiên tiến Ngành Quản trị kinh doanh , chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: toàn bộ Tân sinh viên, có điểm sàn đạt sàn của ngành Quản trị kinh doanh

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Khoa Quản trị kinh doanh

- Văn phòng Chương trình tiên tiến QTKD

 

 

3. Chương trình tiên tiến ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

Đối tượng tuyển sinh: toàn bộ Tân sinh viên, có điểm sàn đạt sàn của ngành Tài chính - Ngân hàng

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Khoa Tài chính Ngân hàng

 

 

II- Các chương trình chất lượng cao

1. Chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kinh tế, ngành Luật, các ngành Ngôn ngữ thương mại - có điểm sàn đạt sàn của ngành Kinh tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế

 

 

2. Chương trình chất lượng cao ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế, ngành Luật, các ngành Ngôn ngữ thương mại - có điểm sàn đạt sàn của ngành Kinh doanh quốc tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế

 

 

3. Chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kinh tế quốc tế, ngành Luật, các ngành Ngôn ngữ thương mại - có điểm sàn đạt sàn của ngành Kinh tế quốc tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

-Khoa Kinh tế quốc tế

 

 

 

4. Chương trình chất lượng cao ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Tài chính Ngân hàng, ngành Luật, các ngành Ngôn ngữ thương mại - có điểm sàn đạt sàn của ngành Tài chính ngân hàng

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Khoa Tài chính Ngân hàng

 

 

 

5. Chương trình chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, các ngành Ngôn ngữ thương mại - có điểm sàn đạt sàn của ngành Quản trị kinh doanh

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Khoa Quản trị kinh doanh

 

 

 

 III. Các chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế

1. Chương trình Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kế toán - Kiểm toán

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Khoa Kế toán - Kiểm toán

 

 

 

2. Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Viện VJCC

 

 

3. Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế

Đối tượng tuyển sinh: Tân sinh viên trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế

Đơn vị quản lý chuyên môn:

- Ban Quản lý các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

 

 

 

Hotline: 02432595160 - 02432595161 Tổng đài: (04) 32 595158 (Máy lẻ: 202, 205, 207) 

Email: qldt@ftu.edu.vn  

Lớp hành chính hay còn gọi là lớp sinh viên, gồm các sinh viên thuộc cùng 1 ngành học hoặc cùng 1 chuyên ngành học, có cùng học phần Ngoại ngữ thuộc chương trình đào tạo.

Ví dụ 1: Lớp K60-Anh 01-Kinh tế là:

- Lớp hành chính của sinh viên K60

- Các sinh viên có cùng ngành học là ngành Kinh tế

- Học phần Ngoại ngữ của chương trình đào tạo là học phần Tiếng Anh (gồm 7 module theo chương trình đào tạo)

Ví dụ 2: Lớp K60-Anh 01-CLCQT là:

- Lớp hành chính của sinh viên K60

- Các sinh viên thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế (Chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh). Ngôn ngữ giảng dạy của đa phần các học phần của trong chương trình là Tiếng Anh theo thiết kế của Chương trình đào tạo

- Có học một số học phần Tiếng Anh

 

Lớp hành chính được Phòng Quản lý đào tạo phân công từ đầu năm học, một cách ngẫu nhiên.

Trường hợp này có thể xảy ra do:

1. Thí sinh chưa hoàn thành thủ tục

2. Thí sinh chưa nộp học phí

3. Thí sinh không đăng ký học phần ngoại ngữ 

hoặc còn nhiều lý do khác

Trường hợp này xảy ra, Sinh viên cần liên hệ với Phòng Quản lý đào tạo - theo các số hotline

Không.

Sinh viên được phân vào lớp hành chính nào sẽ phải học theo lớp đó.

Trường hợp đặc biệt, cần được sự đồng ý của Phòng Quản lý đào tạo.

Có rất nhiều loại học bổng, gồm:

- Học bổng khuyến khích học tập

- Học bổng của các tổ chức, cá nhân cấp cho sinh viên đáp ứng được điều kiện do tổ chức hoặc cá nhân đặt ra

Chi tiết có thể xem tại đây<<<

Việc thực hiện học phần tốt nghiệp tại Trường Đại học Ngoại thương thực hiện theo Quyết định số 3177/QĐ-ĐHNT - Quy định về điều kiện đi thực tập tốt nghiệp và viết khoá luận tốt nghiệp, xét và cấp bằng tốt nghiệp đối với sinh viên hệ đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương, theo đó:

- Học phần tốt nghiệp được coi là 1 học phần đặc biệt, có tính chất tổng hợp toàn bộ kiến thức và kỹ năng của người học

- Học phần tốt nghiệp được trình bày dưới dạng một công trình nghiên cứu cá nhân

- Người học thực hiện học phần tốt nghiệp với thời lượng tương ứng là 09 tín chỉ, theo 1 trong 2 hình thức:

+ Viết Khóa luận tốt nghiệp với thời lượng là 09 tín chỉ, dưới sự hướng dẫn của 1 hoặc một số người hướng dẫn khoa học do Viện/ Khoa phân công

+ Thực tập tốt nghiệp, gồm:

>>> Đi thực tâp tốt nghiệp trực tiếp tại doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của 1 giảng viên (về mặt chuyên môn, lý thuyết) và 1 hoặc một số cán bộ tại đơn vị thực tập (giao nhiệm vụ, hướng dẫn công việc trực tiếp, cung cấp số liệu...) - kết thúc quá trình thực tập, sinh viên viết Báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp và được tính cho toàn bộ quá trình là 06 tín chỉ

>>> Học bổ sung thêm 1 học phần song hành, có nội dung tổng quát toàn bộ chương trình đào tạo hoặc một học phần có khả năng hỗ trợ trực tiếp, cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng cho người học trong quá trình thực tập, viết Báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp - thời lượng là 03 tín chỉ

 

Người học được xem xét, cho phép làm khóa luận nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1. Về tiến trình học tập: làm khóa luận tốt nghiệp ở tại hoặc không muộn hơn kỳ học thực tế thứ 8 tại trường (thời gian được tính là thời gian có mặt học tập trực tiếp, không tính thời gian được Nhà trường cho phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập vì bất cứ lý do nào)

2. Về điểm trung bình chung: phải đạt từ 7.50/10 trở lên

3. Các yêu cầu khác:

- Không còn nợ học phần thuộc chương trình đào tạo

- Đã tích lũy được toàn bộ các học phần yêu cầu, không tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng

- Đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ học phí phát sinh tính đến thời điểm xem xét điều kiện làm Khóa luận

 

Với tính chất đặc thù của học phần là 1 công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân, trong thời gian làm Khóa luận tốt nghiệp người học:

+ Ưu tiên toàn bộ thời gian cho việc làm Khóa luận

+ Có thể đăng ký học hoàn thiện các học phần điều kiện như: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng

+ Có thể đăng ký học cải thiện 1 hoặc 1 số học phần với thời lượng không vượt quá 03 tín chỉ đối với chuyên ngành đang làm Khóa luận

+ Có thể đăng ký học một số học phần của ngành học thứ 2 (nếu có) với thời lượng không vượt quá 15 tín chỉ

Đối với ngành đã đăng ký làm Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được phép học cải thiện 1 hoặc một số học phần thuộc chuyên ngành đó, với thời lượng không quá 03 tín chỉ - điều này được hiểu là:

- người học có nguyện vọng học nâng điểm

- học phần đó đã tích lũy, nhưng đạt điểm D (kể cả đối với học phần tự chọn)

- người học đăng ký với đơn vị quản lý đào tạo để được học.

Với trường hợp học 1 mới 1 hoặc một số học phần, người học phải:

- đăng ký với đơn vị quản lý đào tạo và phải được đơn vị quản lý đào tạo cho phép học với tư cách là 1 học phần học dự thính

- tham gia học phần một cách nghiêm túc, đầy đủ

- không tính điểm của học phần này vào điểm trung bình chung tích lũy (để xét cấp bằng) và điểm trung bình chung học tập (để xét cấp học bổng)

Thủ tục chi tiết do đơn vị quản lý đào tạo công bố./.

Để trở thành Tân sinh viên của FTU, thí sinh phải:

- Tham gia vào một trong các phương thức xét tuyển của Nhà trường

- Hoàn thành thủ tục nhập học, gồm các bước theo đúng yêu cầu

(Đối với thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức 1, 2, 3, 5, 6) phải thực hiện 2 bước:

+ Làm hồ sơ online

+ Nộp hồ sơ bản cứng.

+ Nộp học phí

và thực hiện các yêu cầu khác của Nhà trường

Tân sinh viên sẽ nhận được Thư chúc mừng của Hiệu trưởng nhà trường, gửi từ Hệ thống tuyển sinh nếu đã làm đầy đủ các bước trên 

Khi trở thành Tân sinh viên, bạn sẽ được cấp:

1. Mã sinh viên ứng với chuyên ngành đã trúng tuyển - đồng thời là tên đăng nhập vào tài khoản cá nhân tại địa chỉ http://ftugate.ftu.edu.vn

2. Một địa chỉ mail theo định dạng chung

3. Một tài khoản Microsoft Teams để tham gia học tập

4. Một tài khoản sổ tay điện tử FTU e-Home

Thông tin về các tài khoản này gửi trực tiếp qua địa chỉ mail của sinh viên thông quan Hệ thống tuyển sinh trực tuyến

Trường hợp quên mật khẩu, sinh viên lấy lại mật khẩu như sau:

1. Đối với tài khoản http://ftugate.ftu.edu.vn: Sinh viên sử dụng chức năng Phản hồi trong ứng dụng Sổ tay điện tử FTU e-Home để đề nghị cấp lại

2. Đối với tài khoản FTU e-Home, sinh viên sử dụng chức năng Quên mật khẩu của ứng dụng.

Mật khẩu mới sẽ được gửi lại vào email của sinh viên (gồm email trường, và email cá nhân của sinh viên (nếu có))

3. Đối với tài khoản MSTeams hoặc địa chỉ email, sinh viên làm theo hướng dẫn của Trung tâm công nghệ thông tin và điền vào form đề nghị tại đây:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe9VHKxfQp3jLVTFCKrLgP2fJ0u4-yfAzm34UoTs0KbDH0T5g/viewform

 

Lưu ý: địa chỉ web của TT CNTT FTU: https://ttcntt.ftu.edu.vn/

 

 

Tuần sinh hoạt Công dân Sinh viên đầu khóa tổ chức cho Tân sinh viên nhằm cung cấp thông tin về Nhà trường, các Quy định/ Quy chế và các thông tin khác.

Tham gia Tuần sinh hoạt này là bắt buộc.

Có 2 cách xác định học phần Ngoại ngữ thuộc chương trình đào tạo của sinh viên:

Cách thứ nhất: Phân lớp mặc định đối với sinh viên đăng ký xét tuyển các khối

D02 - học Tiếng Nga và sẽ được phân vào lớp Tiếng Nga

D03 - học Tiếng Pháp và sẽ được phân vào lớp Tiếng Pháp

D04 - học Tiếng Trung và sẽ được phân vào lớp Tiếng Trung

D06 - học Tiếng Nhật và sẽ được phân vào lớp Tiếng Nhật.

Tân sinh viên trúng tuyển vào các chương trình Ngôn ngữ thương mại đương nhiên sẽ được phân vào các lớp Ngoại ngữ tương ứng

Cách thứ 2: Xác định theo đăng ký của Tân sinh viên

Tân sinh viên trúng tuyển vào các chương trình tiêu chuẩn, xét tuyển theo các khối A01, D01, D07 nếu có nguyện vọng có thể đăng ký học một trong các Ngoại ngữ: Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật.

Với các Tân sinh viên đăng ký 1 trong 4 Ngoại ngữ trên, Nhà trường sẽ sắp xếp Tân sinh viên vào các lớp Ngoại ngữ tương ứng và Tân sinh viên sẽ học Ngoại ngữ này trong suốt quá trình học chuyên ngành đó

Lưu ý: đây không phải là ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy mà là 1 học phần Ngoại ngữ - bắt buộc trong chương trình đào tạo

Có.

Đối với Tân sinh viên trúng tuyển vào các chương trình Ngôn ngữ thương mại, Tân sinh viên sẽ phải học thêm 1 học phần Ngoại ngữ thứ 2 khác với học phần Ngoại ngữ chính của chuyên ngành

Đối với Tân sinh viên học các ngành khác, ngoài học phần Ngoại ngữ thứ nhất, Tân sinh viên có thể đăng ký học 1 học phần Ngoại ngữ thứ 2 và sẽ được công nhận điểm học tập và ghi vào Phụ lục bảng điểm, có xác nhận của Nhà trường

Tân sinh viên, bao gồm cả Tân sinh viên tham gia xét tuyển bằng cách sử dụng chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế đều phải tham gia bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ đầu vào.

Bài kiểm tra này do Nhà trường tổ chức, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ của toàn bộ sinh viên cùng 1 khóa học, trên cơ sở kết quả đánh giá, Nhà trường và các Viện/Khoa chuyên môn sẽ có kế hoạch bồi dưỡng, hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức, nâng cao năng lực.

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, tạm thời, kỳ kiểm tra này sẽ hoãn cho đến khi Tân sinh viên có thể học tập trực tiếp tại trường.

Tân sinh viên Khóa 60 xét tuyển theo các khối A01, D01, D07 đăng ký học 1 trong 4 ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Anh (gồm Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Pháp) bằng cách thực hiện đăng ký qua chức năng Khảo sát tại ứng dụng FTU e-Home.

Thời gian đăng ký: từ 01-03/09/2021

Lưu ý:

- Nhà trường chỉ đồng ý phê duyệt cho sinh viên học 1 trong 4 ngoại ngữ kể trên nếu số lượng sinh viên đăng ký học đảm bảo đủ để có thể mở 1 lớp hành chính (khoảng từ 20 sinh viên trở lên)

- Sinh viên không đăng ký sẽ được coi là có nguyện vọng học Ngoại ngữ là Tiếng Anh và xếp vào lớp Tiếng Anh

 

Tân sinh viên sẽ chính thức học bắt đầu từ 06/09/2021

Các học phần dự kiến tổ chức gồm:

- Kinh tế vi mô

- Kinh tế vĩ mô

- Pháp luật đại cương

- Phát triển kỹ năng

- Khiêu vũ thể thao

Chi tiết sẽ được công bố tại website, fanpage, Sổ tay

Không

Nhà trường sẽ sắp xếp và đăng ký khối lượng học tập cho Tân sinh viên trong suốt năm học 2021-2022

Tân sinh viên theo dõi 

+ Thời khóa biểu

+ Danh sách phân lớp

tại website Quản lý đào tạo và Sổ tay

Trong thời gian giãn cách chống dịch Covid-19, Phòng Quản lý đào tạo hỗ trợ cấp Bảng điểm cho sinh viên và cho phép sinh viên đăng ký theo hình thức trực tuyến.

Các bước thực hiện cụ thể như sau

Bước 1: Truy cập vào số tay cá nhân cho sinh viên FTU E-Home theo tài khoản sinh viên đã được cung cấp.

Bước 2: Vào mục “Dịch vụ một cửa”

Bước 3: Chọn mục “Yêu cầu cấp bảng điểm”

Bước 4: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân bao gồm CCCD, Số điện thoại, Email ở mục I.

Bước 5: Ở mục II,  

  • Tại mục 2.1, chọn chính xác 1 loại bảng điểm. Trong trường hợp sinh viên cần đăng kí từ 2 loại bảng điểm, đề nghị sinh viên chọn “Bảng điểm theo kỳ học” .
  • Tại mục 2.2, điền chính xác địa chỉ nhận BẢNG ĐIỂM để Nhà trường gửi giấy tờ cho sinh viên qua CPN.
  • Tại mục 2.3, điền chính xác SỐ LƯỢNG của loại bảng điểm đã đăng ký ở trên có ghi rõ năm học/kỳ học (nếu có). VD: năm 2020-2021 – 2 bản.
    • Đối với sinh viên cần đăng kí từ 2 loại bảng điểm, ghi rõ các loại bảng điểm cần cấp theo cú pháp: “Loại bảng điểm - số lượng”.
      VD: Bảng điểm năm học 2020-2021 – 2 bản; Bảng điểm học kỳ I năm học 2020-2021 – 1 bản.

Bước 7: Xác nhận và gửi đơn đăng kí.

 

Lưu ý:

Phòng Quản lý đào tạo sẽ gửi thông báo cho sinh viên thông qua Sổ tay và:

- gửi bản scan bảng điểm vào địa chỉ mail do Nhà trường cấp cho sinh viên 

- gửi bản cứng cho sinh viên bằng hình thức chuyển phát nhanh về địa chỉ sinh viên đăng ký

Có.

Trong thời gian giãn cách phòng chống dịch Covid 19, Phòng Quản lý đào tạo nhận đăng ký cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp thông qua ứng dụng Sổ tay điện tử FTU e-Home, quy trình đăng ký cấp như sau:

Bước 1: Truy cập vào số tay cá nhân cho sinh viên FTU E-Home

Bước 2: Vào mục “Dịch vụ một cửa”

Bước 3: Chọn mục “Yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp”

Bước 4: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân bao gồm CCCD, Số điện thoại, Email ở mục I.

Bước 5: Ở mục II “Lí do”, sinh viên ghi rõ các loại giấy tờ cần cấp theo cú pháp: “Loại giấy tờ - Số lượng – Địa chỉ nhận giấy tờ”.

VD: Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời – 2 bản – 91 Chùa Láng, Đống Đa, HN.

Bước 6: Xác nhận và gửi đơn đăng kí.

Lưu ý:

Phòng Quản lý đào tạo sẽ gửi thông báo cho sinh viên thông qua Sổ tay và:

- gửi bản scan bảng điểm vào địa chỉ mail do Nhà trường cấp cho sinh viên 

- gửi bản cứng cho sinh viên bằng hình thức chuyển phát nhanh về địa chỉ sinh viên đăng ký

Hiện nay, các chương trình đào tạo chính quy của Nhà trường đang vận hành theo hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bao gồm cả các chương trình đào tạo đặc biệt.

Đặc điểm chính của phương thức đào tạo này là:

- Cho phép sinh viên chủ động quyết định khối lượng học tập từng kỳ

- Cho phép sinh viên lựa chọn thời gian học tập phù hợp với khả năng cá nhân, phù hợp với thời khóa biểu (nguồn nhân lực giảng dạy, cơ sở vật chất) của Nhà trường và các điều kiện khác về khối lượng học tập theo quy chế

Khi trúng tuyển, sinh viên được phân vào một lớp hành chính nhất định. Ở năm học thứ nhất, Nhà trường sẽ sắp xếp khối lượng học tập cho sinh viên và phân công sinh viên vào học ở các lớp học phần mà đa phần là các học phần thuộc khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành.

Kết thúc năm thứ nhất, sinh viên có thể chủ động đăng ký học và không nhất thiết phải đăng ký học đúng với lớp hành chính mà mình đã được phân vào học.

Theo quy chế, có thể có nhiều hình thức đăng ký học khác nhau:

- Đăng ký trực tiếp bằng phiếu

- Đăng ký trực tuyến bằng việc ứng dụng các phần mềm hoặc các biểu mẫu

Tại Trường Đại học Ngoại thương, hiện nay áp dụng các hình thức đăng ký sau:

- Hình thức đăng ký học thông qua Portal quản lý giảng dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ tại địa chỉ https://ftugate.ftu.edu.vn đối với toàn bộ sinh viên

- Đăng ký học lại hoặc học cải thiện, học vượt trực tiếp (bằng phiếu đăng ký học) đối với sinh viên các chương trình tiên tiến và các chương trình đào tạo đặc biệt (nếu có). Lý do áp dụng hình thức đăng ký này cho các chương trình đặc biệt vì các chương trình này đa phần nộp học phí niên chế, được nhà trường sắp xếp thời khóa biểu đặc biệt, vì vậy sinh viên phải tự lựa chọn các lớp học cần thiết để học lại/cải thiện/ học vượt phù hợp với thời khóa biểu cá nhân và phài nộp học phí ngay khi đăng ký học

Không.

Với đặc thù của đào tạo chương trình tiên tiến, có sự tham gia giảng dạy của giảng viên nước ngoài, Nhà trường sẽ sắp xếp thời khóa biểu đặc biệt cho từng chương trình tiên tiến và sẽ đăng ký cho sinh viên vào các lớp phù hợp.

Vì vậy, về cơ bản, nếu sinh viên không có nguyện vọng khác thì sẽ tham gia học tập theo đúng lịch được phân bổ.

Trường hợp đặc biệt, sinh viên có nguyện vọng đăng ký học lại, học cải thiện học phần học bổ sung các học phần còn thiếu hoặc xin rút bớt các học phần đã được đăng ký thì phải sử dụng hình thức đăng ký bằng Phiếu đăng ký học (đăng ký trực tiếp).

Phiếu phải nộp về Phòng Quản lý đào tạo (Ban quản lý các chương trình tiên tiến, chất lượng cao) và sinh viên chỉ được phép tham gia lớp học khi (i) đã được Ban đồng ý và (ii) đã nộp học phí

Không.

Nếu sinh viên không đăng ký học, không có tên trong danh sách sinh viên của lớp học phần tín chỉ (đồng nghĩa với việc không nộp học phí) thì sẽ không được phép tham gia lớp học.

Có nhiều trường hợp sinh viên không đăng ký học mà tự động liên hệ với các Giảng viên để xin vào lớp học - đây là việc cá nhân giữa giảng viên và sinh viên (chấp nhận cho sinh viên học dự thính - sinh viên học để có thêm kiến thức ngoài chương trình đào tạo).

Trong trường hợp này, sinh viên sẽ không được thêm tên vào danh sách lớp chính thức, không có lịch thi và đồng nghĩa với việc không được ghi nhận kết quả học tập vào Bảng kết quả học tập cá nhân

Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ (áp dụng cho các Khóa 59 trở về trước) nêu rõ:

- Sinh viên xếp hạng học lực loại Yếu (có điểm TBCTL đến thời điểm đăng ký từ dưới 2.00/4.00 - thang 4): đăng ký tối thiểu 12 đến 18 tín chỉ cho các học phần học lần đầu

(Không giới hạn số lượng các học phần đăng ký học lại hoặc học cải thiện để tăng điểm TBCTL)

- Sinh viên xếp hạng học lực Bình thường (TBCTL đạt từ 2.00/4.00 trở lên): đăng ký tối thiểu 15 tín chỉ

Trong cả 2 trường hợp, sinh viên cần lưu ý: để được xem xét cấp các loại danh hiệu hoặc học bổng, sinh viên phải có số tín chỉ tích lũy lần đầu cho chương trình từ 15 tín chỉ trở lên, không tính các tín chỉ GDTC và GDQP

Có.

Trong trường hợp sinh viên có nguyện vọng, sinh viên có thể đăng ký thêm các học phần ngoài chương trình đào tạo để tích lũy thêm kiến thức, trong trường hợp lớp học phần còn chỗ trống và sinh viên có năng lực phù hợp để tham gia học tập.

Đăng ký vào các lớp học phần này, sinh viên phải tuân thủ đầy đủ nội quy, quy chế và các quy định của lớp học như các lớp học phần của chương trình đào tạo.

Nếu đủ điều kiện được dự thi, sinh viên được bố trí cho dự thi như sinh viên bình thường. 

Kết quả học tập vẫn được ghi vào Bảng điểm với tư cách là 1 học phần dự thính hoặc được cấp giấy xác nhận kết quả học tập của học phần, tuy nhiên sẽ không tính vào Trung bình chung tích lũy và điểm này cũng không dùng để xét các loại danh hiệu, học bổng...

Đăng ký học lại áp dụng với các trường hợp đạt điểm F

Đăng ký học cải thiện áp dụng với các trường hợp đạt điểm D

Sinh viên các chương trình đào tạo thông thường sẽ đăng ký học lại hoặc học cải thiện như đăng ký các học phần học lần 1, trong cùng thời gian đăng ký đã được phân bổ.

Phòng Quản lý đào tạo không tổ chức 1 kỳ đăng ký riêng cho các học phần loại này.

Sinh viên thuộc chương trình tiên tiến đăng ký học lại hoặc học cải thiện học phần 1 tuần trước khi lớp học bắt đầu và đăng ký bằng Phiếu đăng ký học.

Sinh viên đăng ký học lại hoặc học cải thiện thành công sẽ tham gia lớp học bình thường, từ đầu, không phân biệt đó là học phần học lại/cải thiện hay học phần học lần 1.

Điểm của học phần học lại/cải thiện sẽ tính vào kỳ học lần thứ nhất, theo đó, hồ sơ của sinh viên sẽ được ghi nhận điểm của toàn bộ các lần học và điểm trung bình chung học tập/ trung bình chung tích lũy sẽ sử dụng điểm cao nhất trong tất cả các lần học của sinh viên.

Ví dụ:

Trong học kỳ 2 năm học 2020-2021, sinh viên bị điểm F học phần A

Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, sinh viên đăng ký học lại học phần A này và đạt điểm D (*)

Trong học kỳ 2 năm học 2021-2022, sinh viên đăng ký học cải thiện học phần A này và đạt điểm F (**)

Như vậy, điểm của học phần A tại (*) sẽ được công nhận vào học kỳ 2 năm học 2020-2021 và được công nhận vào điểm trung bình chung học tập, trung bình chung tích lũy chung

Tại (**) điểm F vẫn được ghi nhận vào Bảng điểm cá nhân của sinh viên, tuy nhiên do có điểm D tại (*) là điểm cao nhất trong tất cả các lần học, nên điểm D vẫn được công nhận vào Bảng điểm. Trong trường hợp này, nếu sinh viên lại tiếp tục đăng ký học phần A ở các kỳ tiếp theo thì được coi là đăng ký học cải thiện điểm D nói trên.

Đến khi sinh viên đạt được điểm từ C trở lên thì sẽ không được đăng ký học học phần này nữa

Học phần tự chọn là một nhóm các học phần, trong đó sinh viên phải lựa chọn một hoặc một số học phần trong nhóm đó để tích lũy được khối lượng tín chỉ tương ứng theo quy định của chương trình đào tạo.

Sinh viên không nhất thiết phải học tất cả các học phần tự chọn.

Ví dụ, trong 1 chương trình, ở nhóm tự chọn thứ nhất có 10 học phần, mỗi học phần có khối lượng là 3 tín chỉ và chương trình đào tạo quy định số lượng tín chỉ yêu cầu của nhóm thứ nhất là 6 tín chỉ. 

Như vậy, sinh viên phải đăng ký học tối thiểu là 2 học phần (bất kỳ trong nhóm) để tích lũy được 6 tín chỉ.

Giả sử sinh viên đã học 2 học phần, 1 học phần A1 được D và 1 học phần A2 được F.

Trong trường hợp này:

- Sinh viên có quyền được đăng ký học cải thiện học phần A1

- Sinh viên có quyền lựa chọn:

(i) Đăng ký học lại chính học phần A2

(ii) Đăng ký học học phần A3 nào đó trong nhóm học phần tự chọn đó để tích lũy thêm 3 tín chỉ.

Nếu lựa chọn (i) - sinh viên học lại chính học phần A2 thì đến khi điểm của A2 đạt từ D trở lên, sinh viên được công nhận là hoàn thành khối lượng đăng ký cho nhóm tự chọn đó

Nếu lựa chọn (ii) - sinh viên đăng ký học thay thế A2 bằng A3 và A3 đạt D trở lên thì được công nhận là hoàn thành khối lượng yêu cầu.

Trong cả 2 trường hợp (i) và (ii), điểm của học phần A2 vẫn được ghi vào hồ sơ của sinh viên, và được xử lý như sau:

Nếu chọn (i), điểm của A2 ở lần học cao nhất sẽ tính vào trung bình chung học tập và trung bình chung tích lũy

Nếu chọn (ii), điểm F của A2 sẽ không được tính vào Trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào Trung bình chung học tập và vẫn được tính để xem xét 5% khối lượng tín chỉ phải học lại của toàn bộ chương trình đào tạo. Điểm của A3 sẽ được tính vào trung bình chung học tập và trung bình chung tích lũy của kỳ học đăng ký lần học đầu tiên

 

Có.

Giả sử chương trình quy định ở Nhóm tự chọn 1, gồm 10 học phần, mỗi học phần 3 tín chỉ và yêu cầu phải tích lũy 9 tín chỉ.

Như vậy, sinh viên phải đăng ký học và tích lũy được 3 học phần.

Ở kỳ 1, sinh viên đăng ký học học phần A1, được điểm D

Ở kỳ 2, sinh viên đăng ký học học phần A2, được điểm F

Ở kỳ 3, sinh viên đăng ký học học phần A3, được điểm B

Ở kỳ 4, sinh viên đăng ký học học phần A4, được điểm A

Như vậy, tính đến kỳ 4, sinh viên đã đăng ký và tích lũy đủ khối lượng kiến thức cho nhóm tự chọn 1, trong đó học phần tự chọn A2 đã được thay thế bằng 1 học phần khác.

Ở kỳ 5, sinh viên đăng ký học học phần A5, được điểm A.

Tại thời điểm đăng ký, do sinh viên đã đủ 9 tín chỉ của nhóm 1, nên học phần A5 sẽ được tính là học phần dự thính, không tính vào trung bình chung tích lũy và trung bình chung học tập của học kỳ và khóa học nhưng vẫn được ghi vào bảng điểm hoặc được cấp các xác nhận có liên quan.

Hệ thống quản lý sẽ tự động xử lý tính chất của học phần A5 cho phù hợp với các quy định có liên quan.

Không.

Nguyên tắc là: tại 1 khung thời gian nhất định, sinh viên chỉ được phép đăng ký và tham gia học duy nhất 1 lớp học phần.

Ví dụ:

Từ 10/01/2022 đến 10/04/2022, sinh viên đăng ký học học phần A1, ca học thứ 2, tiết (4-6) - học trực tiếp tại giảng đường

Từ 01/04/2022, có 1 lớp học phần A2 mà sinh viên muốn học, ca học thứ 2, tiết (4-6), trùng 1 buổi (buổi cuối của A1 và buổi đầu của A2) - học trực tuyến trên nền tảng MsTeams

Trong trường hợp này, sinh viên không được phép đăng ký học do bị trùng buổi - dù chỉ là 1 buổi.

Không được phép áp dụng nguyên tắc nghỉ không quá 25% số tiết trong trường hợp này.

 

Học phần chỉ được coi là đã đăng ký thành công khi sinh viên tiến hành đăng ký theo đúng hướng dẫn, kết quả đăng ký đã được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu của Hệ thống quản lý.

Trường hợp mới chỉ ghi danh vào lớp, nhưng chưa được Khóa chốt kết quả đăng ký, Hệ thống chưa ghi nhận thông tin đăng ký thì coi như là đăng ký không thành công và sinh viên không được phép tham gia lớp học.

Lưu ý: Hệ thống sẽ ghi nhận toàn bộ log hành vi của người dùng và có thể chỉ rõ người dùng đã đăng ký học phần vào thời điểm nào, có thông tin đăng ký thành công hay không, cũng như có thể chỉ ra địa chỉ ip của máy tính hoặc thiết bị mà người dùng sử dụng để thực hiện.

Thông thường, kết thúc mỗi đợt đăng ký học, Phòng Quản lý đào tạo sẽ công bố Danh sách sinh viên đã đăng ký thành công vào lớp học và Danh sách các lớp học phần tín chỉ mà sinh viên đã hủy chủ động. Nếu có tên trong DSSV đăng ký thành công, sinh viên sẽ được phép tham gia lớp học phần và phải trả học phí cho học phần đó.

Sinh viên có thể đăng ký hủy kết quả đăng ký (hủy lớp) nếu không có nguyện vọng tham gia lớp học hoặc vì lý do bất khả kháng, không thể tham gia lớp học.

- Đối với trường hợp thông thường, sinh viên được hủy kết quả đăng ký trong vòng 2 tuần kể từ ngày đầu tiên bắt đầu của lớp học (theo quy chế). Hình thức thực hiện: tự thực hiện hủy lớp trực tuyến khi Nhà trường tổ chức đợt cho phép hủy lớp.

- Đối với các trường hợp bất khả kháng, do ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn bất ngờ dẫn đến không thể hoàn thành được nội dung yêu cầu, sinh viên cân nhắc hủy hoặc giữ lớp học.

+ Nếu lớp học đã tham gia được trên 80%, đã tham gia bài thi giữa kỳ thì nên giữ lớp học và trong trường hợp này, nên báo cáo với Giáo viên chủ nhiệm, Giảng viên giảng dạy lớp học để được tạo điều kiện học tập bằng hình thức phù hợp.

+ Nếu không có khả năng tham gia lớp học, sinh viên có thể làm đơn đề nghị xin hủy lớp, kèm theo các minh chứng về điều kiện bất khả kháng và gửi cho Phòng Quản lý đào tạo. Trên cơ sở minh chứng cụ thể, Phòng Quản lý đào tạo sẽ xem xét, quyết định cho phép sinh viên hủy lớp.

Thông thường, căn cứ vào chương trình đào tạo, sau khi công bố Kế hoạch mở lớp học phần theo từng chương trình đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo sẽ tiến hành xây dựng Thời khóa biểu trong đó có nội dung ghi chú đối tượng được phân bổ tham gia học.

Sẽ có những học phần cho 1 nhóm đối tượng sinh viên thuộc 1 hoặc nhiều ngành đăng ký.

- Đây là:

+ cơ sở để kiểm tra số lượng lớp cần mở cho phù hợp.

+ gợi ý cho sinh viên đăng ký học đủ các học phần theo từng kỳ, và nếu chỉ đăng ký đúng, đủ các học phần theo từng kỳ/ giai đoạn (đảm bảo điều kiện tiên quyết) thì sinh viên sẽ ra trường đúng trong thời gian chuẩn thiết kế cho chương trình đào tạo là 04 năm

- Đây không phải là:

+ bắt buộc sinh viên phải học đúng theo danh sách

+ chỉ báo cụ thể để ghi rõ lớp đó của đối tượng nào và như vậy, bất cứ sinh viên nào có nguyện vọng vẫn có thể tham gia lớp học nếu đủ điều kiện và lớp học còn chỗ trống.

Trên thực tế, trong 1 học kỳ có thể tổ chức nhiều đợt đăng ký khác nhau. Tuy nhiên, đợt tổ chức đăng ký đầu tiên sẽ được coi là đợt đăng ký chính thức vì nhiều lý do:

Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh viên, Nhà trường sẽ có kế hoạch điều chỉnh thời khóa biểu và đặc biệt là số lượng sinh viên tham gia lớp học.

Thứ hai, sau đợt đăng ký chính thức, các đợt tiếp theo chỉ là các đợt đăng ký bổ sung, hủy lớp để cho sinh viên có thể điều chỉnh lớp học theo nguyện vọng cá nhân.

Nhiều trường hợp sinh viên chỉ ưu tiên đăng ký trong ngắn hạn, ở đợt đăng ký thứ nhất, sinh viên chỉ đăng ký học cho giai đoạn 1 và chờ đợi đợt đăng ký tiếp theo của giai đoạn 2 rồi mới đăng ký tiếp dẫn đến việc lớp học của giai đoạn 2 hoặc các lớp học bắt đầu muộn sẽ không có đủ số lượng sinh viên đăng ký.

Trong trường hợp này, để đảm bảo có thể tổ chức đào tạo thì Phòng Quản lý đào tạo rà soát và hủy đi các lớp không đủ sinh viên đăng ký để có thể duy trì lớp.

Điều này sẽ dẫn đến:

+ Sinh viên đã đăng ký thành công vào lớp sẽ không còn lớp học

+ Sinh viên chưa đăng ký lớp học sẽ không có lớp để đăng ký vì lớp đã bị hủy

Vì vậy, trong đợt đăng ký đầu tiên:

+ Cần chuẩn bị nhiều hơn 1 phương án đăng ký học tập

+ Đăng ký đủ các học phần có mong muốn học

Trên thực tế, khi phân bổ kế hoạch đăng ký, trong 1 phiên đăng ký, Phòng Quản lý đào tạo không bố trí quá 1.000 sinh viên được phép vào hệ thống để đăng ký, trong khi mức chịu tải tối đa của hệ thống có thể đạt nhiều hơn mức 2.000 sinh viên/ phiên đăng ký.

Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký, có nhiều tình huống phát sinh, có thể liệt kê cụ thể một số trường hợp:

1. Sinh viên không có kế hoạch phù hợp và không có phương án đăng ký thay thế, vì vậy, khi đến phiên đăng ký học, lớp học phần đã hết chỗ trống

2. Sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí và bị khóa tài khoản

3. Sinh viên đang trong tình trạng bảo lưu và chưa làm thủ tục quay lại học tập phù hợp và tài khoản ở trạng thái không được đăng ký, chỉ được xem thông tin

4. Sinh viên sử dụng các loại tools đăng ký tự động và hệ thống phát hiện, tự động khóa tài khoản

5. Sinh viên KHÔNG đăng ký trực tuyến và muốn được ưu tiên đăng ký bằng Phiếu trực tiếp để vào các lớp mình muốn hoặc sinh viên chờ có phân công giảng viên rồi mới lựa chọn đăng ký

6. Sinh viên đăng ký bằng điện thoại di động trong khi thông tin lớp học quá nhiều, dẫn đến tick nhầm vào các lớp

7. Sinh viên đăng ký ra/ vào lớp (đăng ký - hủy lớp - đăng ký lại chính lớp đã hủy) quá nhiều, nhưng chỗ trống do hủy lớp đã được sinh viên khác đăng ký hợp lệ

...

Vì vậy, trước khi tiến hành đăng ký, sinh viên cần

1. Xem kỹ chương trình đào tạo để biết được điều kiện tiên quyết của học phần

2. Chuẩn bị nhiều phương án đăng ký để có thể thay thế khi các lớp học phần có nguyện vọng tham gia học bị hết chỗ

3. Đăng ký đúng thời gian quy định

4. Nộp đủ học phí trước khi đăng ký

5. Làm đầy đủ thủ tục để được tham gia học tập như một sinh viên bình thường

Về nguyên tắc, sau khi đăng ký, Cố vấn học tập sẽ xem xét nguyện vọng và:

- Phê duyệt nếu đủ điều kiện

- Từ chối nếu không đủ điều kiện hoặc đăng ký vượt quá năng lực học tập

Tuy nhiên, do Hệ thống đã tự đặt các điều kiện rà soát, vì vậy, Cố vấn học tập sẽ thông qua Hệ thống để xem xét và phê duyệt nguyện vọng của sinh viên.

Kết thúc quá trình đăng ký, để đảm bảo có đầy đủ thông tin và tham gia học tập đầy đủ, sinh viên cần:

- Theo dõi các thông tin về lớp học phần đã đăng ký

- Theo dõi thông báo của Phòng Quản lý đào tạo về việc hủy hoặc duy trì lớp học

- In bản kết quả đăng ký (Phiếu đăng ký) - VÀO NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐỢT ĐĂNG KÝ, ký và nộp cho lớp trưởng lớp hành chính 01 bản, chủ động lưu 01 bản để thực hiện và làm minh chứng trong trường hợp cần thiết

- Tính toán mức học phí cần phải nộp và nộp học phí theo yêu cầu

Thời gian nộp học phí hàng năm:

Đối với học kỳ 1: nộp trước 30.11

Đối với học kỳ 2: nộp trước 30.05

Đối với học kỳ Hè: nộp trước khi học và/hoặc không muộn hơn 1 tuần kể từ khi bắt đầu lớp học

Học phí của sinh viên trong 1 học kỳ/ năm học được tính toán theo công thức:

Số tiền học phí phải nộp theo kỳ = A

A = A(i) + A(ii)+ A(iii)+...

Theo đó:

A (i) = a (i) x b (i) x c (i)

Trong đó:

a (i) là số tín chỉ của học phần A (i)

b (i) là hệ số (nếu có) của học phần A (i)

(Học phần nào cũng có hệ số, và có các loại hệ số sau đây:

- Hệ số 1 đối với đa số các học phần (trừ các học phần dưới đây)

- Hệ số 1.2 đối với học phần Ngoại ngữ, Tin học (do giảng dạy bằng Ngôn ngữ nước ngoài hoặc phải sử dụng các trang thiết bị, phương tiện giảng dạy khác phù hợp với yêu cầu của học phần)

- Hệ số 1.3 đối với các học phần tốt nghiệp hoặc các học phần được thực hiện ở ngoài trường, cần có sự theo dõi đặc biệt của giảng viên phụ trách hoặc phải sử dụng các công cụ/ phương tiện đặc biệt của đơn vị đối tác)

c (i) là mức học phí/tín chỉ, được quy định hàng năm

 

Ví dụ:

Sinh viên đăng ký học học phần TAN131, KTE203, TRI201 trong học kỳ 1 năm học 2021-2022

Số tiền học phí phải đóng là tổng tiền học phí phát sinh của từng học phần đã đăng ký, mức học phí cho mỗi tín chỉ là 475.000đ

Vậy A = học phí của TAN131 + học phí của KTE203 + học phí của TRI201

Học phí của TAN131 (A1) = 3 x 1.2 x 475.000 = 1.710.000 đ

Học phí của KTE203 (A2) = 3 x 1 x 475.000 = 1.425.000 đ

Học phí của TRI201 (A3) = 3 x 1 x 475.000 = 1.425.000 đ

Học phí phải nộp (A) =  A1+A2+A3 = 4.650.000 đ

TAGS: Học phí

Theo quy định của Nhà trường, sinh viên phải đóng học phí theo thời gian như sau:

- Đối với học kỳ 1: nộp trước 30/11 

- Đối với học kỳ 2: nộp trước 31/05

- Đối với kỳ phụ, kỳ Hè: không muộn hơn 01 tuần khi bắt đầu kỳ học

- Đối với sinh viên chương trình đặc thù, đăng ký học lại/ cải thiện: trước khi bắt đầu lớp học 

Nhà trường thu học phí trực tuyến thông qua việc chuyển khoản qua Ngân hàng hoặc chuyển tiền trực tuyến

Chi trả tiền học bổng hoặc tiền thưởng khác trực tuyến vào tài khoản ngân hàng mà sinh viên đã kê khai, sử dụng để nộp học phí cho Nhà trường

Không, đó là 1 người duy nhất.

Theo Quy chế, sinh viên vào trường được phân vào 1 lớp hành chính cố định.

Viện/ Khoa chuyên môn sẽ cử 1 giảng viên thuộc Viện/ Khoa đó kiêm công tác Giáo viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập, đồng hành với sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Không.

Cán bộ tại Phòng Quản lý đào tạo hay tại các Phòng/Ban chuyên môn được giao quản lý một số lớp, với tư cách hỗ trợ giảng dạy và quản lý.

Cán bộ này được gọi là cán bộ chuyên trách, quản lý lớp và đồng hành hỗ trợ sinh viên, giảng viên trong suốt quá trình học tập của sinh viên khi cần thiết

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

13915693
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2094
8254
44591
13792410
203908
343979
13915693

Địa chỉ IP: 18.191.132.194
2024-04-19