Sidebar

Magazine menu

29
Fri, Mar

Sơ lược về Trường Đại học Ngoại thương

Cơ cấu Tổ chức

User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive
 

Ngành học Ngoại thương chính thức ra đời vào năm 1960, sơ khai là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý nhưng đặt tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính. Trong Khoa Quan hệ quốc tế có 2 bộ môn là Bộ môn Ngoại giao và Bộ môn Ngoại thương. Khóa 1 của Bộ môn Ngoại thương được chiêu sinh vào năm học 1960 -1961 với 42 sinh viên.

 

Năm 1962, Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay. Ngoài các phòng chức năng, Trường vẫn chỉ có 2 khoa là Khoa Ngoại giao và Khoa Ngoại thương. Trong thời gian trường đi sơ tán khỏi Hà Nội do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Khoa Ngoại thương trực tiếp quản lý 3 khóa sinh viên cũ và tuyển sinh thêm khóa 4 và khóa 5. Ngoài việc đào tạo sinh viên chính quy, trường còn mở các lớp bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các Tổng công ty xuất nhập khẩu, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan.

Năm 1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP ngày 05/8/1967 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này. Ngay sau khi thành lập, do có chiến tranh, Trường Đại học Ngoại thương phải sơ tán về huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Được sự quan tâm của Bộ Ngoại thương, cơ cấu Trường đã bắt đầu được củng cố và tăng cường. Ngoài một số phòng chức năng, Trường đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ Ngoại thương, Khoa Ngoại ngữ và Bộ môn Chính trị. Trường đã bắt đầu tăng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Cuối năm 1967, trường chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội.

Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước.

Về ngành, chuyên ngành đào tạo, cho tới cuối năm 1998, trường vẫn chỉ đào tạo một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Từ năm học 1999 - 2000, Trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm 2 ngành mới: ngành Ngoại ngữ (chuyên ngành tiếng Anh thương mại) và ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và Luật kinh doanh quốc tế).

Về bậc học, Nhà trường được phép đào tạo Thạc sỹ từ năm 1993, và Tiến sỹ từ năm 1994.

 Đến nay, Trường đã có 10 ngành đào tạo, hàng chục chuyên ngành và nhiều chương trình đào tạo theo các bậc học             như sau:

  1. Bậc Cao đẳng

Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.

  1. Bậc Đại học

2.1. Ngành kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế; Thuế và hải quan.

2.2. Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế; Kế toán; Thương mại điện tử; Quản trị khách sạn và du lịch.

2.3. Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính quốc tế; Phân tích và đầu tư tài chính; Ngân hàng.

2.4. Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh            thương mại.

2.5. Ngành Kinh doanh quốc tế.

2.6. Ngành Kinh tế quốc tế.

2.7. Ngành Ngôn ngữ Nhật: Chuyên ngành Tiếng Nhật              thương mại.

2.8. Ngành Ngôn ngữ Pháp: Chuyên ngành Tiếng Pháp                 thương mại.

2.9. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại.

2.10. Ngành Luật chuyên ngành Luật thương mại quốc tế.

  1. Bậc Thạc sỹ

3.1. Kinh tế quốc tế

3.2. Quản trị kinh doanh

3.3. Kinh doanh thương mại

3.4. Tài chính ngân hàng

3.5. Chính sách và Luật thương mại quốc tế

  1. Bậc Tiến sỹ

4.1. Kinh tế quốc tế

4.2. Quản trị kinh doanh.

  1. Các chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao, chương trình tiên tiến (giảng dạy bằng tiếng anh)

5.1. Chương trình Chất lượng cao, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế.

5.2. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính quốc tế.

5.3. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.

5.4. Chương trình Chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

5.5. Chương trình Tiên tiến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại hợp tác với trường ĐHTH Colorado State University (Mỹ).

5.6. Chương trình Tiên tiến Quản trị Kinh doanh quốc tế hợp tác với trường ĐHTH California State University, Fulleton (Mỹ).

  1. Chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài

6.1. Chương trình liên kết 3 + 1 đào tạo Cử nhân Kinh doanh và Thạc sỹ Quản trị và kinh doanh với Trường Đại học Bedfordshire (Anh).

6.2. Chương trình đào tạo Cử nhân thực hành chuyên ngành Quản lí Tài chính và Dịch vụ với trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen (Đan Mạch).

6.3. Chương trình liên kết 3 + 1 đào tạo Cử nhân Tài chính, Cử nhân Kinh tế học, Cử nhân Dịch vụ tài chính quốc tế với Trường Đại học London Metropolitan  (Anh).

6.4. Chương trình liên kết 1.5 + 3 đào tạo Cử nhân Luật - Kinh tế liên kết với Trường Đại học AomoriChuo Gakuin         (Nhật bản).

6.5. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Kinh doanh quốc tế  (MIB) với Trường Đại học La Trobe (Úc).

6.6. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh với Trường Đại học Meiho (Đài Loan).

6.7. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Nghiên cứu Quốc tế: Châu Âu và Châu Á với Trường Đại học Rennes 2 (Pháp).

6.8. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị Dự án với Trường Đại học Nantes (Pháp).

6.9. Chương trình MBA liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh với trường Kinh doanh Shilder thuộc Đại học Hawai  tại Manoa (Hoa Kỳ).

6.10. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Tài chính - Quản lí ngân quỹ với trường Đại học Rennes 1 (Pháp).

6.11. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh Tài chính với Trường Đại học Stirling (Anh).

6.12. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ chính sách và luật thương mại quốc tế với WTI (Thụy sĩ).

  1. Chương trình cử nhân song bằng

7.1. Chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Ngoại thương với Trường Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp).

 

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

13675000
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
429
27110
68470
13520492
307194
219478
13675000

Địa chỉ IP: 54.210.126.232
2024-03-29