Sidebar

Magazine menu

25
Thu, Apr

Chương trinh đào tạo chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

Ngành Luật - chương trình K59 trở về trước

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

Thông tin Chương trình đào tạo tiêu chuẩn Ngành Luật, Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

 1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực luật, chính trị, xã hội, đặc biệt là luật thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

- Đào tạo đội ngũ cử nhân luật có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực luật, đặc biệt là luật thương mại quốc tế;

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng hoạch định, giải quyết, tham mưu, tư vấn các vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế;

- Đào tạo đội ngũ những nhà nghiên cứu, giảng viên cho các cơ sở đào tạo về lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế;

- Đào tạo đội ngũ cử nhân có khả năng học tập suốt đời, học tiếp các chứng chỉ nghề nghiệp (chứng chỉ luật sư, luật sư thương mại quốc tế…), theo học các chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại, luật kinh doanh…;

- Đào tạo đội ngũ pháp chế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…;

- Đào tạo cử nhân luật có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có thể: 

* Về kiến thức

(1) Hiểu và giải thích các kiến thức và thực tiễn pháp lý thuộc khối kiến thức cơ sở ngành luật học, bao gồm: lý luận nhà nước và pháp luật; pháp luật hiến pháp và luật học so sánh.

(2) Áp dụng quy định pháp luật trong các ngành luật khác nhau như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế…

(3) Áp dụng các kiến thứ và thực tiễn pháp lý chuyên ngành như các quy định pháp luật quốc tế về thương mại hàng hóa; pháp luật quốc tế về thương mại dịch vụ, pháp luật về đầu tư, các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế...

* Về kỹ năng

(4) Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã được học vào giải quyết các tình huống pháp luật thực tiễn;

(5) Kỹ năng tìm kiếm, sắp xếp, phân tích và đánh giá các quy phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế nói riêng;

(6) Kỹ năng tư vấn về thương mại, đầu tư quốc tế.

(7) Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, thương mại đầu tư quốc tế.

(8) Kỹ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực hiện các nghiên cứu luật học

(9) Kỹ năng sử dụng tiếng Anh pháp lý theo quy định hiện hành.

          (10) Kỹ năng tư duy độc lập, tư duy logic và giải quyết vấn đề; làm việc nhóm;

          (11) Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

* Về trình độ ngoại ngữ

          (12) Sử dụng thành thạo tiếng Anh (Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).

* Về trình độ tin học

          (13) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (trình độ CNTT cơ bản theo quy định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

          (14) Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý, lẽ công bằng

          (15) Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

          (16) Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

          (17) Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

* Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp

          (18) Các cơ quan tư pháp của Nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát; cơ quan quản lý Nhà nước (các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp);

          (19) Pháp chế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

          (20) Các văn phòng, công ty luật trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, kinh doanh quốc tế;

          (21) Cơ quan nghiên cứu, giảng viên của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế;

          (22) Chuyên gia pháp lý tại các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…;

3. Nội dung chương trình đào tạo

 

THÔNG BÁO

VĂN BẢN - BIỂU MẪU

Số lượng truy cập

13969182
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1131
7444
25901
13871102
257397
343979
13969182

Địa chỉ IP: 3.134.104.173
2024-04-25